Điều 6 của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu là vấn đề mà các quốc gia thảo luận sôi nổi tại COP 25 đang diễn ra tại Mandrit (Tây Ban Nha). Điều 6 quy định các cơ chế hợp tác gồm song phương, đa phương theo hình thức cơ chế thị trường hoặc phi thị trường hoặc các cơ chế khác. Mục đích cuối cùng nhằm tăng cường hiệu quả việc thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại các quốc gia.
(TN&MT) - Bước sang giai đoạn sau năm 2020, khi bảo vệ môi trường vẫn là yếu tố cốt lõi trong nhiệm vụ chung của đất nước, các tiêu chí môi trường đặt ra phải phù hợp với điều kiện mới, hoàn cảnh mới, đưa nhiệm vụ bảo vệ môi trường thành tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu.
Nội dung định hướng giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và cụ thể giải pháp cho quản lý khu kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.
Trong những năm qua, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của Việt Nam đã được rà soát, sửa đổi và ban hành. Theo đó, các ngưỡng thông số về cơ bản hiện nay là tương đương các nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN (Thái Lan, Malaysia...), Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong giai đoạn từ năm 2013-2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành 11 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải, khí thải.
(TN&MT) - Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ban hành Quyết định số 1460/QĐ-TCMT về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng nước Việt Nam.
Ngành tài nguyên và môi trường là ngành có tính chất phức tạp, nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhân dân, doanh nghiệp, tổ chức, có tác động lớn đến bảo đảm an ninh quốc phòng, sự phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước. Trong bối cảnh, khối lượng công việc ở cả Trung ương và địa phương ngày càng tăng, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế lại phải thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy; công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng, đãi ngộ cán bộ còn nhiều bất cập; công tác thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường chưa đáp ứng yêu cầu, dẫn đến một số hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về tài nguyên và môi trường chưa được phát hiện và xử lý kịp thời gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, gây bức xúc trong dư luận xã hội…đã tạo áp lực và là thách thức lớn cho ngành tài nguyên và môi trường.
(TN&MT) - “Để giúp đảm bảo lương thực được tiêu thụ nhiều nhất không bị ảnh hưởng khi đối mặt với khủng hoảng khí hậu, nông dân phải canh tác cây trồng có khả năng chống lại các “cú sốc” môi trường và các áp lực khác”, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) nhấn mạnh trong bản hướng dẫn bảo tồn mới được công bố mới đây.
Xuất phát từ xu thế chung của các nước trên thế giới về nền kinh tế tuần hoàn với thực tiễn quản lý chất thải rắn của Việt Nam, việc xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành “Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắnsinh hoạt tại Việt Nam” là vấn đề cấp thiết hiện nay góp phần tăng cường hơn nữa công tác quản lý CTRSH, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.