Một số giải pháp trong phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Nội dung định hướng giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và cụ thể giải pháp cho quản lý khu kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

Giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát thải ít các bon. Đưa ra lộ trình để chuyển nền kinh tế sang tăng trưởng cac-bon thấp, phát triển kinh tế tuần hoàn, tính đến phí tổn môi trường trong đầu tư phát triển.

Hoàn thiện khung pháp lý; kết nối về thể thế, giảm thiểu xung đột, chồng chéo để tạo nền tảng, động lực để phát triển nền kinh tế theo hướng kinh tế xanh, tuần hoàn, cụ thể: Ban hành các chính sách, công cụ kinh tế như thuế, phương pháp định giá, thúc đẩy sử dụng tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên; Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, kiểm soát lượng chất thải ra môi trường ngay từ quá trình lựa chọn, thu hút các dự án đầu tư, khuyến khích dự án, công nghệ xanh thân thiện với môi trường; phát triển ngành công nghiệp môi trường để hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn không rác thải. Nâng cao các quy chuẩn, tiêu chuẩn để đảm bảo hàng rào kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm, công nghệ lạc hậu vào Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế có độ mở rất cao trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới; Thực hiện các chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động sản xuất, phân phối các sản phẩm, dịch vụ.

Tăng đầu tư và chi tiêu công trong những lĩnh vực kích thích xanh hóa nền kinh tế thông qua các khoản đầu tư thúc đẩy phát triển sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới, thân thiện môi trường.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng, xử lý và tái chế chất thải; đào tạo, nghiên cứu khoa học về phát triển bền vững, kinh tế xanh như: Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại (, GIS, viễn thám..) trong công tác dự báo khí hậu, cảnh báo thiên tai và thời tiết cực đoan, điều tra, đánh giá tài nguyên, quan trắc và giám sát môi trường, trong xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường; Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật về ứng phó với BĐKH; hỗ trợ địa phương thực hiện các dự án hỗ trợ các phương thức sinh kế thích hợp để thích ứng với BĐKH; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có chất lượng cao phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường cũng như nhu cầu của xã hội.

Tăng cường cơ chế hợp tác hiệu quả chia sẻ hài hoà lợi ích giữa các bên trong hợp tác song phương, đa phương trong chia sẻ các nguồn tài nguyên và trách nhiệm bảo vệ môi trường như hợp tác chia sẻ nguồn nước, tài nguyên biển, giải quyết vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới…Tích cực hội nhập quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ cộng đồng quốc tế cho phát triển nền kinh tế xanh.

Giải pháp quản lý khu kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Công tác quy hoạch mô hình KKT mới phải đạt tiêu chuẩn quốc tế với tầm nhìn dài hạn, bảo đảm phát triển tuân theo quy luật tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên, bảo vệ môi trường, sinh thái. Quy hoạch phải dựa trên điều kiện tài nguyên môi trường, đồng thời phải tính đến các tác động của BĐKH. Có định hướng phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế cac-bon thấp trong quy hoạch KKT. Nghiên cứu cơ chế cho phép các nhà đầu tư chiến lược tham gia lập và thẩm định quy hoạch phát triển các KKT.

Việc phát triển KKT phải đảm bảo tuân thủ đúng với quy hoạch đã được phê duyệt, tránh việc sửa đổi theo các nhóm lợi ích mà bỏ qua các yêu cầu về sử dụng hiệu quả tài nguyên, BVMT và ứng phó với BĐKH.

Nghiên cứu, nhân rộng phát triển các mô hình KKT gắn với BVMT; KCN sinh thái quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý KCN, KKT.

Thu hút đầu tư vào KKT theo hướng ưu tiên những ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng; đảm bảo cơ cấu ngành nghề phù hợp với khả năng và thực tế giải quyết ô nhiễm của địa phương; thu hút có trọng điểm để phát triển các ngành kinh tế chủ lực cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong bố trí nhà máy, xây dựng phương án BVMT.

Về cơ chế, chính sách, điều chỉnh, sửa đổi các văn bản pháp luật theo hướng phân cấp, giao quyền trực tiếp về công tác bảo vệ môi trường trong KKT, KCN, KCX cho các Ban Quản lý các KKT, KCN, KCX; ban hành các hướng dẫn, tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan đến bảo vệ môi trường KKT, KCN, KCX; nghiên cứu ban hành danh mục các ngành, nghề có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao và quy chế giám sát đặc thù đối với việc xả thải ra môi trường của các cơ sở sản xuất có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao; tăng cường giám sát đối với các cơ sở này; Khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở sản xuất có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao chuyển đổi công nghệ, nâng cấp các công trình, trang thiết bị bảo vệ môi trường để giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập45
  • Hôm nay13,701
  • Tháng hiện tại231,175
  • Tổng lượt truy cập27,255,339
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây