Đưa bảo vệ môi trường nông thôn lên tầm cao mới

(TN&MT) - Bước sang giai đoạn sau năm 2020, khi bảo vệ môi trường vẫn là yếu tố cốt lõi trong nhiệm vụ chung của đất nước, các tiêu chí môi trường đặt ra phải phù hợp với điều kiện mới, hoàn cảnh mới, đưa nhiệm vụ bảo vệ môi trường thành tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu.

Xây dựng NTM gắn với phát triển bền vững

Giai đoạn sau năm 2020, việc thực hiện bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM dựa trên quan điểm: Xây dựng nông thôn mới phải gắn liền với phát triển bền vững. Đây là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh,trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia.

Nhiệm vụ cụ thể đặt ra là đẩy mạnh quản lý chất thải rắn, tổ chức mạng lưới phân loại và thu gom hợp lý, tăng tần suất và biện pháp để thu gom triệt để lượng rác thải các loại phát sinh trên địa bàn (từ sinh hoạt, sản xuất, chăm sóc sức khoẻ…); quản lý chặt chẽ các điểm tập kết, trung chuyển, khu xử lý chất thải tập trung; tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục và tiến tới áp dụng các chế tài đủ mạnh để hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho cộng đồng dân cư.

Quản lý chặt chẽ về môi trường đối với các cơ sở sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản; khu, cụm công nghiệp, làng nghề; khu vực canh tác nông nghiệp, chăn nuôi tập trung; khu vực nuôi trồng thủy sản nhằm duy trì sự cân bằng bền vững của hệ sinh thái nông thôn.

Xây dựng các khu, cụm dân cư nông thôn sinh thái (sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh), tăng tỷ lệ cây xanh trên một đơn vị diện tích khu dân cư nông thôn; tăng mật độ và đa dạng hóa các mô hình trồng cây xanh ven đường (duy trì tác dụng làm mát, hành lang an toàn giao thông, ngăn bụi và tiếng ồn, hạn chế ô nhiễm không khí…), tăng cường trồng hoa tại các khu vực công cộng, nhất là các khoảng đất trống có nguy cơ hình thành các điểm tập kết rác thải.

Hoàn thiện hệ thống thoát nước, xây dựng kế hoạch và lộ trình đầu tư hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt (tập trung và phân tán); lập kế hoạch và triển khai thực hiện công tác cải tạo môi trường và xây dựng cảnh quan tại các khu vực ao, hồ, kênh, mương… phục vụ mục tiêu xây dựng cảnh quan nông thôn đa mục đích (điều hòa tiểu khí hậu, tiêu thoát nước, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, khu vui chơi trẻ em…

Nâng dần chất lượng các tiêu chí

Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM sau năm 2020 là kiên định với các mục tiêu và tiêu chí đã đạt được của giai đoạn trước, nâng cao dần chất lượng các tiêu chí và duy trì tính bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. Phát huy và nhân rộng các mô hình khu dân cư NTM kiểu mẫu.

Không ngừng hoàn thiện khung thể chế, chính sách quy định, hướng dẫn, hỗ trợ cho việc triển khai các nội dung của tiêu chí môi trường cho phù hợp với thực tiễn theo hướng lượng hóa các chỉ tiêu/tiêu chí có tính đến yếu tố vùng miền. Bên cạnh việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các tiêu chí và hướng dẫn thực hiện tiêu chí nâng cao, tiêu chí kiểu mẫu, cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý điều chỉnh các hành vi, đối tượng trong mối tương quan giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Đồng thời, xác định các nguồn lực và quản lý quá trình thực hiện, tăng cường huy động các nguồn lực trong xã hội, thu hút và kêu gọi đầu tư; bên cạnh có, từ việc phân định rõ trách nhiệm của “người gây ô nhiễm phải trả tiền” để tìm ra những phương thức đầu tư, vay vốn tín dụng, ưu đãi cho xây dựng cảnh quan, xử lý chất thải... nông nghiệp và khu vực nông thôn.

Ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong xử lý chất thải, bảo vệ môi trường nông thôn, bởi thực tế hiện nay, thiếu những công nghệ phù hợp với khu vực nông thôn, nhất là công nghệ xử lý chất thải rắn và nước thải, công nghệ canh tác nông nghiệp an toàn và bền vững về môi trường; ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp xanh, bền vững, thân thiện với môi trường, không phát sinh chất thải.

Nhiều địa phương đã có 100% số xã đạt tiêu chí môi trường như Nam Định, Đồng Nai, Đà Nẵng, Bình Dương, Thái Bình, Vĩnh Phúc...). Đối với cấp huyện, đã có 84 đơn vị được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Đặc biệt, sẽ áp dụng các biện pháp đủ mạnh, có tính răn đe trong giải quyết những xung đột về môi trường. Đã đến lúc, không thể mãi áp dụng đơn phương các biện pháp thuyết phục và hỗ trợ. Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy, cần thiết song hành cả hai công cụ (tuyên truyền và cưỡng chế), có như vậy các công cụ mới phát huy được hết tác dụng của nó. Trong vấn đề này, để đảm bảo tính răn đe nhưng không làm ảnh hưởng đến tư tưởng, đời sống của người dân, cần bóc tách những nhóm đối tượng cụ thể để áp dụng các chế tài phù hợp.

BBT (Nguồn: Báo TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập32
  • Hôm nay13,687
  • Tháng hiện tại231,161
  • Tổng lượt truy cập27,255,325
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây