Năm 2019 với nhiều dấu ấn đậm nét về các hoạt động, nhiệm vụ lĩnh vực biến đổi khí hậu.
(TN&MT) - Môi trường nước ta đang diễn biến ngày càng phức tạp, trong khi Luật BVMT qua gần 5 năm triển khai thực hiện đã bộc lộ những bất cập, xung đột, chồng chéo với một số hệ thống pháp luật khác... Đây là vấn đề mà các chuyên gia chỉ rõ khi khởi động chương trình sửa đổi Luật BVMT năm 2014.
Phát biểu tại cuộc họp lấy ý kiến tham vấn các chuyên gia quốc tế về sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được tổ chức ngày 13/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đề nghị: Sửa đổi, bổ sung để Luật Bảo vệ môi trường mới phải phù hợp với điều kiện của Việt Nam, tiệm cận và hội nhập quốc tế, đồng thời đảm bảo quan điểm “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”.
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội nhiệm kỳ IV (2019-2024) của Hội Nước sạch và Vệ sinh môi trường Việt Nam được tổ chức sáng 14/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh: Hội Nước sạch và Vệ sinh môi trường Việt Nam cần tiếp tục thực hiện tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ và phát triển lực lượng đóng góp cho lĩnh vực vệ sinh môi trường; đồng thời, phát huy vai trò tư vấn, phản biện, triển khai thực hiện các vấn đề về an ninh nguồn nước, an ninh môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
(TN&MT) - Theo đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC), Việt Nam sẽ giảm tới 25% lượng phát thải khí nhà kính, nếu có sự hỗ trợ từ quốc tế. Nếu bằng nội lực, Việt Nam cam kết giảm 8%. Qua kiểm kê, khí nhà kính phát thải lớn nhất từ năng lượng và tiềm năng giảm phát thải đến từ việc trồng rừng, thay đổi sử dụng đất.
Ngày 10/12/2019, trong khuôn khổ Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP25) tổ chức tại thành phố Madrid, Tây Ban Nha, Đại diện đoàn Việt Nam đã tham dự buổi ra mắt Chương trình hợp tác thực hiện thị trường các-bon (PMI).
(TN&MT) - Xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc môi trường quốc gia để theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, kịp thời cung cấp thông tin, dữ liệu và nâng cáo năng lực cảnh báo môi trường phục vụ công tác quản lý.
Ngày 05/12, phát biểu tại cuộc họp Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chỉ đạo “Quy hoạch phải thực sự chất lượng, khả thi và có tính thực thi cao; đảm bảo việc bảo tồn, duy trì nguồn tài nguyên đa dạng sinh học làm cơ sở cho các ngành kinh tế, mang lại lợi ích chung cho xã hội và cộng đồng”.