Tham dự buổi ra mắt có Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới, Bộ trưởng Bộ năng lượng Chile, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp Anh Quốc, Bộ trưởng Bộ Khí hậu và Môi trường Nauy, Bộ trưởng Bộ Khí hậu và Môi trường Canada, Bộ trưởng Bộ Môi trường CHLB Đức, Thứ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản, và đại diện hơn 30 quốc gia tham gia Chương trình PMR.
Đây là sáng kiến toàn cầu nhằm mục tiêu cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia thiết kế, thử nghiệm và ứng dụng các công cụ định giá các-bon trong các nỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia, khu vực và toàn cầu do Ngân hàng Thế giới và một số quốc gia khởi xướng.
Chương trình sẽ được thực hiện trong 10 năm với tổng vốn dự kiến là 250 triệu Đô la Mỹ. Thông qua các chương trình, chính sách, PMI sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu của Thoả thuận Paris.
Phát biểu tại buổi ra mắt PMI, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, thế giới đã và đang sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận để ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có định giá các-bon. Việt Nam coi định giá các-bon là công cụ hữu hiệu và đã tham gia Chương trình sẵn sàng tham gia thị trường các-bon (PMR) ngay từ giai đoạn đầu. Các kết quả hợp tác cùng PMR hiện đang được tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả.
"Việt Nam không chỉ nhận được các lợi ích trực tiếp qua tăng cường năng lực, mà có cơ hội tham gia một diễn đàn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm từ nhiều quốc gia khác. Trong quá trình thực hiện NDC của Việt Nam, các công cụ định giá các-bon được Chương trình PMI hỗ trợ sẽ có tính kịp thời và hữu ích cao. Vì vậy, Việt Nam sẽ tham gia PMI và kêu gọi nhiều quốc gia cùng tham gia." - Ông Tăng Thế Cường nói.
Nhân dịp này, ông Tăng Thế Cường cũng gửi lời cảm ơn đến Ngân hàng thế giới vì đã hỗ trợ các quốc gia trong đó có Việt Nam xây dựng và thực hiện dự án PMR; đồng thời, chúc mừng thành công của chương trình PMR để khởi động giai đoạn tiếp theo là PMI.Phát biểu tại lễ ra mắt, bà Laura Tuck, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới về phát triển bền vững cho biết, Chương trình được xây dựng dựa trên các thành công và bài học kinh nghiệm của Chương trình Sẵn sàng tham gia thị trường các-bon (PMR), một chương trình hỗ trợ xây dựng thị trưởng các-bon của Ngân hàng Thế giới. Hai mươi ba nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển với tổng phát thải khí nhà kính chiếm tới 40% tổng lượng phát thải toàn cầu đã tham gia Chương trình PMR với nhiều chính sách, công cụ định giá các-bon được xây dựng và ứng dụng.
"Cho tới nay, số lượng các quốc gia xem xét sử dụng các cơ chế định giá các-bon trong nước để đạt được các mục tiêu NDC hướng tới thực hiện Thoả thuận Paris cũng đang tăng lên. Vì vậy, Chương trình PMI được hình thành nhằm đảm bảo đáp ứng các nhu cầu về hỗ trợ kỹ thuật và thử nghiệm ứng dụng công cụ định giá các-bon của nhiều quốc gia hơn và xây dựng một diễn đàn toàn cầu nhằm chia sẻ thông tin và kiến thức." - Bà Laura Tuck khẳng định.
Trong thời gian thưc hiện, Chương trình PMI có mục tiêu ban đầu hỗ trợ thực hiện ít nhất 10 quốc gia đã tham gia Chương trình PMR và hỗ trợ thêm 20 quốc gia trong việc áp dụng công cụ định giá các-bon. Đức, Anh, Nauy và Canada là các quốc gia đầu tiên công bố hỗ trợ cho Chương trình PMI.
Dự án Sẵn sàng tham gia thị trường Các-bon (VN-PMR) do Bộ Tài nguyên và Môi trường là Cơ quan Chủ quản Dự án, cùng với sự tham gia của các Bộ, ngành có liên quan gồm các Bộ: Công Thương, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư. Dự án VN-PMR tập trung nghiên cứu các cơ chế chính sách thúc đẩy các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và thí điểm nghiên cứu, xây dựng các hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) tạo tín chỉ các-bon cho ngành thép và chất thải rắn. Thông qua Dự án VN-PMR, Việt Nam từng bước hình thành công cụ thị trường, hệ thống cơ sở dữ liệu về phát thải khí nhà kính và lộ trình tham gia thị trường các-bon trong hai lĩnh vực thí điểm (chất thải rắn và sản xuất thép), hướng tới sẵn sàng xây dựng thị trường các-bon. Kết quả chủ yếu dự án đã được ghi nhận thông qua các hoạt động về nghiên cứu, đề xuất: (i) các chính sách về định giá các-bon và công cụ thị trường phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam; (ii) một số cơ chế đầu tư từ khu vực ngoài tư nhân nhằm thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ các-bon ở Việt Nam; (iii) quy định về thực hiện NAMA tạo tín chỉ các-bon, định giá các-bon và công cụ thị trường ở Việt Nam; (iv) hệ thống MRV các hoạt động NAMA tạo tín chỉ các-bon; (v) quy trình cấp tín chỉ cho các NAMA tạo tín chỉ các-bon; (vi) một số quy định, hướng dẫn kỹ thuật, khung cơ sở dữ liệu nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực thí điểm là sản xuất thép và quản lý chất thải rắn. Bên cạnh đó, thông qua Dự án VN-PMR, đã có nhiều nhà quản lý, nhà khoa học, các hiệp hội và khối tư nhân đã được hưởng lợi từ các hoạt động đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm từ các quốc gia khác về định giá các-bon và công cụ thị trường. Để có thể xây dựng thị trường các-bon, một số nội dung ưu tiên cần tiếp tục thực hiện đồng bộ từ nay cho đến năm 2025, bao gồm: (i) Xây dựng, ban hành hệ thống kiểm kê khí nhà kính, hệ thống giám sát phát thải khí nhà kính và hệ thống MRV cấp quốc gia/ngành/tiểu ngành/cơ sở sản xuất một cách minh bạch, chính xác theo yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế; (ii) Xây dựng, ban hành bộ tiêu chí xác định hạn mức phát thải khí nhà kính đối với từng ngành/tiểu ngành/cơ sở sản xuất; (iii) Đánh giá, phân tích đầy đủ các tác động cũng như cơ hội đối với kinh tế, xã hội và môi trường khi áp dụng các công cụ định giá các-bon (Thuế các-bon/Hệ thống giao dịch phát thải/Cơ chế tạo tín chỉ), từ đó lựa chọn công cụ định giá các-bon tối ưu cho Việt Nam, làm cơ sở để tiếp tục xây dựng, ban hành các chính sách về định giá các-bon phù hợp với điều kiện Việt Nam; (iv) Tiếp tục tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm quốc tế, đặc biệc là các quốc gia thành công trong lĩnh vực kinh doanh tín chỉ các-bon như Nhật Bản, Canada. Đồng thời tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nhằm tăng cường năng lực các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng và doanh nghiệp về xây dựng, quản lý và thực hiện NAMA và NAMA tạo tín chỉ, quy trình đo đạc, báo cáo và thẩm định NAMA và công cụ thị trường, kinh doanh tín chỉ các-bon. |
Việt Nam tham gia Sáng kiến toàn cầu về định giá và thực hiện thị trường các-bon
Ngày 10/12/2019, trong khuôn khổ Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP25) tổ chức tại thành phố Madrid, Tây Ban Nha, Đại diện đoàn Việt Nam đã tham dự buổi ra mắt Chương trình hợp tác thực hiện thị trường các-bon (PMI).
Tham dự buổi ra mắt có Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới, Bộ trưởng Bộ năng lượng Chile, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp Anh Quốc, Bộ trưởng Bộ Khí hậu và Môi trường Nauy, Bộ trưởng Bộ Khí hậu và Môi trường Canada, Bộ trưởng Bộ Môi trường CHLB Đức, Thứ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản, và đại diện hơn 30 quốc gia tham gia Chương trình PMR.
Đây là sáng kiến toàn cầu nhằm mục tiêu cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia thiết kế, thử nghiệm và ứng dụng các công cụ định giá các-bon trong các nỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia, khu vực và toàn cầu do Ngân hàng Thế giới và một số quốc gia khởi xướng.
Chương trình sẽ được thực hiện trong 10 năm với tổng vốn dự kiến là 250 triệu Đô la Mỹ. Thông qua các chương trình, chính sách, PMI sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu của Thoả thuận Paris nhằm hạn chế nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 1,5 độ C vào cuối thế kỷ.
Phát biểu tại buổi ra mắt PMI, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, thế giới đã và đang sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận để ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có định giá các-bon. Việt Nam coi định giá các-bon là công cụ hữu hiệu và đã tham gia Chương trình sẵn sàng tham gia thị trường các-bon (PMR) ngay từ giai đoạn đầu. Các kết quả hợp tác cùng PMR hiện đang được tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả. Việt Nam không chỉ nhận được các lợi ích trực tiếp qua tăng cường năng lực, mà có cơ hội tham gia một diễn đàn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm từ nhiều quốc gia khác. Trong quá trình thực hiện NDC của Việt Nam, các công cụ định giá các-bon được Chương trình PMI hỗ trợ sẽ có tính kịp thời và hữu ích cao. Vì vậy, Việt Nam sẽ tham gia PMI và kêu gọi nhiều quốc gia cùng tham gia.
Nhân dịp này, ông Tăng Thế Cường cũng gửi lời cảm ơn đến Ngân hàng thế giới vì đã hỗ trợ các quốc gia trong đó có Việt Nam xây dựng và thực hiện dự án PMR; đồng thời, chúc mừng thành công của chương trình PMR để khởi động giai đoạn tiếp theo là PMI.
Phát biểu tại lễ ra mắt, bà Laura Tuck, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới về phát triển bền vững cho biết, Chương trình được xây dựng dựa trên các thành công và bài học kinh nghiệm của Chương trình Sẵn sàng tham gia thị trường các-bon (PMR), một chương trình hỗ trợ xây dựng thị trưởng các-bon của Ngân hàng Thế giới. Hai mươi ba nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển với tổng phát thải khí nhà kính chiếm tới 40% tổng lượng phát thải toàn cầu đã tham gia Chương trình PMR với nhiều chính sách, công cụ định giá các-bon được xây dựng và ứng dụng. Cho tới nay, số lượng các quốc gia xem xét sử dụng các cơ chế định giá các-bon trong nước để đạt được các mục tiêu NDC hướng tới thực hiện Thoả thuận Paris cũng đang tăng lên. Vì vậy, Chương trình PMI được hình thành nhằm đảm bảo đáp ứng các nhu cầu về hỗ trợ kỹ thuật và thử nghiệm ứng dụng công cụ định giá các-bon của nhiều quốc gia hơn và xây dựng một diễn đàn toàn cầu nhằm chia sẻ thông tin và kiến thức.
Trong thời gian thưc hiện, Chương trình PMI có mục tiêu ban đầu hỗ trợ thực hiện ít nhất 10 quốc gia đã tham gia Chương trình PMR và hỗ trợ thêm 20 quốc gia trong việc áp dụng công cụ định giá các-bon. Đức, Anh, Nauy và Canada là các quốc gia đầu tiên công bố hỗ trợ cho Chương trình PMI.
Dự án Sẵn sàng tham gia thị trường Các-bon (VN-PMR) do Bộ Tài nguyên và Môi trường là Cơ quan Chủ quản Dự án, cùng với sự tham gia của các Bộ, ngành có liên quan gồm các Bộ: Công Thương, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư. Dự án VN-PMR tập trung nghiên cứu các cơ chế chính sách thúc đẩy các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và thí điểm nghiên cứu, xây dựng các hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) tạo tín chỉ các-bon cho ngành thép và chất thải rắn. Thông qua Dự án VN-PMR, Việt Nam từng bước hình thành công cụ thị trường, hệ thống cơ sở dữ liệu về phát thải khí nhà kính và lộ trình tham gia thị trường các-bon trong hai lĩnh vực thí điểm (chất thải rắn và sản xuất thép), hướng tới sẵn sàng xây dựng thị trường các-bon. Kết quả chủ yếu dự án đã được ghi nhận thông qua các hoạt động về nghiên cứu, đề xuất: (i) các chính sách về định giá các-bon và công cụ thị trường phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam; (ii) một số cơ chế đầu tư từ khu vực ngoài tư nhân nhằm thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ các-bon ở Việt Nam; (iii) quy định về thực hiện NAMA tạo tín chỉ các-bon, định giá các-bon và công cụ thị trường ở Việt Nam; (iv) hệ thống MRV các hoạt động NAMA tạo tín chỉ các-bon; (v) quy trình cấp tín chỉ cho các NAMA tạo tín chỉ các-bon; (vi) một số quy định, hướng dẫn kỹ thuật, khung cơ sở dữ liệu nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực thí điểm là sản xuất thép và quản lý chất thải rắn. Bên cạnh đó, thông qua Dự án VN-PMR, đã có nhiều nhà quản lý, nhà khoa học, các hiệp hội và khối tư nhân đã được hưởng lợi từ các hoạt động đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm từ các quốc gia khác về định giá các-bon và công cụ thị trường. Để có thể xây dựng thị trường các-bon, một số nội dung ưu tiên cần tiếp tục thực hiện đồng bộ từ nay cho đến năm 2025, bao gồm: (i) Xây dựng, ban hành hệ thống kiểm kê khí nhà kính, hệ thống giám sát phát thải khí nhà kính và hệ thống MRV cấp quốc gia/ngành/tiểu ngành/cơ sở sản xuất một cách minh bạch, chính xác theo yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế; (ii) Xây dựng, ban hành bộ tiêu chí xác định hạn mức phát thải khí nhà kính đối với từng ngành/tiểu ngành/cơ sở sản xuất; (iii) Đánh giá, phân tích đầy đủ các tác động cũng như cơ hội đối với kinh tế, xã hội và môi trường khi áp dụng các công cụ định giá các-bon (Thuế các-bon/Hệ thống giao dịch phát thải/Cơ chế tạo tín chỉ), từ đó lựa chọn công cụ định giá các-bon tối ưu cho Việt Nam, làm cơ sở để tiếp tục xây dựng, ban hành các chính sách về định giá các-bon phù hợp với điều kiện Việt Nam; (iv) Tiếp tục tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm quốc tế, đặc biệc là các quốc gia thành công trong lĩnh vực kinh doanh tín chỉ các-bon như Nhật Bản, Canada. Đồng thời tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nhằm tăng cường năng lực các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng và doanh nghiệp về xây dựng, quản lý và thực hiện NAMA và NAMA tạo tín chỉ, quy trình đo đạc, báo cáo và thẩm định NAMA và công cụ thị trường, kinh doanh tín chỉ các-bon. |
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn