Xây dựng Nghị định quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn có tính khả thi, bám sát yêu cầu thực tiễn

Ngày 13/5, Thứ trưởng Lê Công Thành đã chủ trì Hội thảo trực tuyến lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, tham dự Hội thảo tại 136 điểm cầu có đại diện lãnh đạo, cán bộ của các Bộ, ngành Trung ương, đại diện các đối tác quốc tế, tổ chức phi chính phủ, hiệp hội, doanh nghiệp có liên quan, các chuyên gia quốc tế và trong nước.
Thứ trưởng Lê Công Thành phát biểu tại Hội thảo
Thứ trưởng Lê Công Thành phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi được Quốc hội ban hành vào ngày 17 tháng 11 năm 2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có nhiều điểm mới so với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 như bổ sung nội dung về thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ô-dôn, quy định chi tiết hơn các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tổ chức và phát triển thị trường các-bon trong nước phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn...

Quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đặt ra trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam; là tiền đề phát triển thị trường các-bon trong nước; quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.” Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thực hiện Quyết định Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.

Dự thảo Nghị định được xây dựng với định hướng phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, pháp luật hiện hành và các quy định, điều ước quốc tế có liên quan; Phát triển nền kinh tế các-bon thấp và tăng trưởng xanh gắn liền với phát triển bền vững; Tuân theo nguyên tắc trách nhiệm, thống nhất, công bằng, minh bạch; Mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được Chính phủ điều chỉnh theo ưu tiên phát triển quốc gia và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Quản lý hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bằng tín chỉ các-bon đối với một số ngành phù hợp với điều kiện quốc gia và thông lệ quốc tế.

Trên cơ sở nội dung được quy định trong Luật, dự thảo Nghị định đề xuất Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định mục tiêu quốc gia về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), phê duyệt tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính theo giai đoạn và hằng năm của các cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Dự thảo Nghị định đưa ra mục tiêu và lộ trình giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho giai đoạn đến hết năm 2025 và giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030. Giai đoạn đến hết năm 2025 thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; Giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030 thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trên cơ sở hạn ngạch được phân bổ, trường hợp cơ sở phát thải khí nhà kính vượt hạn ngạch hoặc không sử dụng hết hạn ngạch được phân bổ thì được trao đổi, mua bán trên thị trường các-bon trong nước. Các Bộ quản lý lĩnh vực phải xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính chi tiết cho giai đoạn đến hết năm 2025, giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030 và thực hiện các biện pháp quản lý để đạt được mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
 

17 5 2021 2
Tham dự Hội thảo có đại biểu tại 136 điểm cầu

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe và thảo luận các nội dung về: (1) tính khả thi của các nội dung dự thảo Nghị định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, đặc biệt là lộ trình và giải pháp thực hiện để đạt được mục tiêu về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia, vận hành thị trường các-bon, và kiểm soát các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal; thuận lợi và khó khăn đối với việc triển khai thực hiện các quy định; (2) về trách nhiệm của các Bộ, ngành, doanh nghiệp trong việc thực hiện các nội dung được nêu trong dự thảo Nghị định, thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu cũng như các điều ước mà Việt Nam tham gia là thành viên; (3) sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, doanh nghiệp được nêu trong dự thảo Nghị định, thực hiện và quản lý các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, đặc biệt là công tác kiểm kê khí nhà kính, đo đạc - báo cáo - thẩm định (MRV) hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, triển khai thí điểm và tiến tới thời điểm vận hành thị trường các-bon, quản lý hiệu quả các chất làm suy giảm tầng ô-dôn; đặc biệt là huy động sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế cũng như sự hỗ trợ tham gia các quốc gia, các tổ chức quốc tế cho các hoạt động nêu trên.

Tham gia Hội thảo, Các chuyên gia quốc tế đến từ đại diện Trung tâm Hợp tác Môi trường Hải ngoại Nhật Bản (OECC), Ngân hàng thế giới (WB) và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) có các bài tham luận về kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam về chính sách giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; phát triển trị trường các-bon; quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng khí nhà kính.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Lê Công Thành cảm ơn những ý kiến đóng góp, chia sẻ với tinh thần cởi mở, thẳn thắng của các đại biểu, Bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia quốc tế và trong nước để giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện các nội dung dự thảo Nghị định quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn và để các quy định bảo đảm đầy đủ, có tính khả thi, bám sát yêu cầu thực tiễn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp. Thứ trưởng mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp, hỗ trợ của các Bộ, ngành, các đối tác phát triển, các chuyên gia và doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng và thực hiện các chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu nói chung và xây dựng Nghị định quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn nói riêng.

Nguồn tin: Cổng TTĐT Bộ TNMT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập261
  • Hôm nay86,183
  • Tháng hiện tại1,566,796
  • Tổng lượt truy cập19,144,453
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây