Chuyển dịch theo hướng kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu của thời đại

Chuyển dịch kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế phát thải các-bon thấp là xu thế tất yếu của thời đại, được đồng thuận toàn cầu và được các nước trên thế giới coi là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21, là cơ hội để cộng đồng toàn cầu chung tay thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu nhằm mục tiêu phát triển bền vững vì sức khỏe của người dân, môi trường thiên nhiên và trái đất.
Từ giữa thế kỷ 20, gia tăng nhanh dân số, sức ép của tăng trưởng, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, nhu cầu tiêu thụ các loại nhiên liệu và năng lượng đã làm gia tăng mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu[1]. Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững,  được tất cả các Quốc gia Thành viên Liên hợp quốc thông qua vào năm 2015 đã đưa ra một kế hoạch chung về hòa bình và thịnh vượng cho con người và hành tinh của chúng ta trong hiện tại và trong tương lai, kêu gọi hành động khẩn cấp của tất cả các quốc gia bảo vệ môi trường đất, nước, không khí, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn rừng, biển, đại dương, và giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu hướng tới một nền kinh tế các-bon trung tính, không phát thải vào năm 2050. Chuyển dịch kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh[2], kinh tế phát thải các-bon thấp[3] là xu thế tất yếu của thời đại, được đồng thuận toàn cầu và được các nước trên thế giới coi là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21, là cơ hội để cộng đồng toàn cầu chung tay thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu nhằm mục tiêu phát triển bền vững vì sức khỏe của người dân, môi trường thiên nhiên và trái đất.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, thúc đẩy phát triển bền vững, kể từ “đổi mới” năm 1986, xuyên suốt nhiều nhiệm kỳ, công tác bảo vệ môi trường bền vững, bảo đảm sự trong sạch về không khí, nước, đất, rừng, biển, đa dạng sinh học, không gian địa lý, cảnh quan, ứng phó biến đổi khí hậu ngày càng được chú trọng, nhấn mạnh hơn. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH[4] nhận định bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là “vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người”.
Theo kết quả nghiên cứu, dự báo của Liên minh Châu Âu, từ năm 1970 đến năm 2017, lượng nguyên liệu khai thác toàn cầu hàng năm tăng gấp ba lần và tiếp tục tăng, đến năm 2050, lượng tiêu thụ toàn cầu sẽ bằng ba lần năng lực cung cấp của trái đất, gây ra rủi ro lớn trên toàn cầu về biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, sụt lún đất, xâm nhập mặn, dịch bệnh, sâu bệnh là mối đe dọa nghiêm trọng tới an ninh lương thực, an ninh khu vực, hòa bình, ổn định, thịnh vượng và sức khỏe của người dân toàn cầu cũng như môi trường tự nhiên và sức khỏe của Mẹ Trái đất. Khoảng một nửa tổng lượng phát thải khí nhà kính, hơn 90% tổn thất đa dạng sinh học và căng thẳng về nước sạch là do khai thác tài nguyên và chế biến nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, thực phẩm và hàng hóa, dịch vụ. Kinh tế tuần hoàn là công cụ bắt buộc để chính phủ các nước sử dụng để quản lý và sử dụng tài nguyên bền vững, giảm ô nhiễm, suy thoái môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chuyển dịch sang kinh tế tuần hoàn, hướng tới một nền kinh tế không phát thải, trung tính các-bon vào năm 2050, là tham vọng toàn cầu nhằm dịch chuyển các ngành công nghiệp và chuỗi giá trị toàn cầu trong 25 tới 30 năm, bằng khoảng thời gian của một thế hệ ngày hôm nay vì sự phát triển bền vững của thế hệ mai sau. Luật Bảo vệ Môi trường, được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2020 đã nêu rõ “Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.” Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định chủ trương phát triển Kinh tế tuần hoàn là trọng tâm trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội tới năm 2030. Đây là một chủ trương phù hợp với xu thế toàn cầu, và là một tất yếu của thời đại trong thời gian tới.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã thể chế hóa một số cơ chế, chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn như: phân loại chất thải tại nguồn, thu phí chất thải dựa trên khối lượng; tái chế, tái sử dụng chất thải; trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất; các công cụ, chính sách kinh tế như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường; mua sắm xanh, tín dụng xanh, trái phiếu xanh, phát triển thị trường các-bon, phát triển công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường... Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang triển khai xây dựng tiêu chí, lộ trình và cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
Ngay từ những năm đầu của thập niên 2021-2030, cần tập trung triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam nhằm tận dụng những cơ hội hợp tác trong tiếp cận và tiếp nhận chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững đất nước. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, kiến tạo, doanh nghiệp thiết lập hệ thống quản lý, thực hiện và tuân thủ quy định pháp luật, người dân phải nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, thực hiện giám sát cộng đồng, phát huy vai trò làm chủ trong xây dựng, phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
Ngày 28/4 vừa qua, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã có Tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ Về việc tổ chức “Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2021”. Thời gian dự kiến:  ngày 02/6/2021
Hội nghị nhằm mục tiêu: (i) Chia sẻ mô hình KTTH đã thành công trên thế giới, trong khu vực và xác định các mô hình phù hợp có thể áp dụng tại Việt Nam; (ii) Xác định cơ chế, chính sách, nguồn lực tài chính để thúc đẩy hợp tác về KTTH; (iii) Xác định tiêu chí, lộ trình và cơ chế khuyến khích thực hiện KTTH tại Việt Nam.
Diễn đàn gồm phiên khai mạc, phiên toàn thể và các phiên thảo luận chuyên đề, cụ thể: 
Phiên thảo luận toàn thể gồm có Phiên khai mạc có sự tham dự và phát biểu của Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT); phát biểu chào mừng của Giám đốc Quốc gia Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam và Chủ tịch đơn vị tài trợ - Tập đoàn SCG.  
Bộ TN&MT đã báo cáo xin ý kiến về Chương trình làm việc của Thủ tướng. Thủ tướng Chính phủ tham dự, nghe trình bày của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) về Xu hướng chuyển dịch theo hướng kinh tế tuần hoàn để đầu tư tái thiết kinh tế ASEAN và toàn cầu trong bối cảnh mới hậu Covid-19; Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) về thực hiện kinh tế tuần hoàn là thiết yếu để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030; và Bộ TN&MT trình bày về Đổi mới mô hình tăng trưởng thông qua ứng dụng kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi số ở Việt Nam. 
Thủ tướng Chính phủ phát biểu chỉ đạo định hướng xây dựng lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn tới năm 2030 tầm nhìn 2045; và gặp mặt các doanh nghiệp trong nước và quốc tế để trao đổi về sáng kiến về kinh tế tuần hoàn để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam tới năm 2030, tầm nhìn 2045.
Trong khi Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp, Phiên toàn thể tiếp tục thảo luận các nội dung làm thế nào để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, tiêu chí, lộ trình, cơ chế khuyến khích thực hiện kinh tế tuần hoàn phù hợp với điều kiện Việt Nam, cam kết hỗ trợ triển khai kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam tại Việt Nam sẽ được tập trung thảo luận với sự tham gia của cơ quan Chính phủ (Bộ TN&MT, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), khối doanh nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), SCG, Mạng lưới đối tác doanh nghiệp Thái Lan (Thailand Networking)), khối phi Chính phủ (Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF)), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB).
Phiên thảo luận chuyên đề gồm: Phiên thảo luận chuyên đề 1 - Thúc đẩy hợp tác về kinh tế tuần hoàn thông qua tạo lập mạng lưới đối tác, chia sẻ kiến thức: Tập trung vào thảo luận các cơ chế thúc đẩy hợp tác về kinh tế tuần hoàn của các mạng lưới đối tác trên toàn cầu, khu vực và tại Việt Nam; Phiên thảo luận chuyên đề 2 - Làm thế nào để nhân rộng các mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam?: Tập trung vào thảo luận vào các yếu tố góp phần hình thành một giải pháp kinh tế tuần hoàn thành công, chia sẻ các mô hình kinh tế tuần hoàn đã và đang được thực hiện tại Việt Nam, tìm hiểu giải pháp công nghệ cho việc áp dụng kinh tế tuần hoàn, mô hình kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp; Phiên thảo luận chuyên đề 3 – Kinh tế tuần hoàn trong ngành nhựa: Tập trung vào thảo luận về đóng góp của kinh tế tuần hoàn trong giảm ô nhiễm nhựa, nền kinh tế tái sử dụng - lấp đầy, chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn, hợp tác công tư thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn về nhựa thông qua tiếp cận thay đổi hệ thống;
Tại Diễn đàn, triển lãm về kinh tế tuần hoàn sẽ giới thiệu các nguyên lý của kinh tế tuần hoàn, trình diễn các mô hình kinh tế tuần hoàn đã được áp dụng trên thế giới và tại Việt Nam và các mạng lưới để thúc đẩy hợp tác tại cấp toàn cầu, khu vực và quốc gia v.v...
 

[1] Theo ước tính của Liên hợp quốc, đến năm 2030 nếu tiếp tục phát triển với mô hình kinh tế tuyến tính (dựa trên quá trình khai thác, sản xuất, tiêu dùng và cuối cùng thải loại ra môi trường), nhu cầu sử dụng tài nguyên sẽ tăng gấp 3 lần so với hiện nay, vượt ngoài khả năng cung ứng của Trái Đất, lượng chất thải sẽ vượt giới hạn sức chịu tải của môi trường.
[2] Kinh tế xanh là “nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các nguy cơ về môi trường và suy giảm sinh thái” (theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc - UNEP).
[3] Kinh tế các-bon thấp là hệ thống nhằm mục tiêu giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong khi hoạt động như một chương trình kinh tế cụ thể, với mục tiêu chính là ứng phó với BĐKH.
[4] Thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1991, được bổ sung, phát triển tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI năm 2011.

[1] Kinh tế xanh là “nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các nguy cơ về môi trường và suy giảm sinh thái” (theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc - UNEP).
[2] Kinh tế các-bon thấp là hệ thống nhằm mục tiêu giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong khi hoạt động như một chương trình kinh tế cụ thể, với mục tiêu chính là ứng phó với BĐKH.
 
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập360
  • Máy chủ tìm kiếm45
  • Khách viếng thăm315
  • Hôm nay80,067
  • Tháng hiện tại1,529,616
  • Tổng lượt truy cập19,107,273
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây