Cần giải quyết triệt để tình hình ô nhiễm môi trường từ các hộ chăn nuôi

Bộ TN&MT cho rằng, để giải quyết triệt để tình hình ô nhiễm môi trường từ các hộ chăn nuôi, các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung triển khai tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở chăn nuôi trong việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tạo hiệu ứng răn đe.
Cử tri tỉnh Thái Bình vừa có kiến nghị các cấp, các ngành chức năng có những biện pháp hữu hiệu và căn cơ để giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải, khí thải của các hộ chăn nuôi, rác thải sinh hoạt.
Trả lời về vấn đề này, Bộ TN&MT cho rằng, hiện nay, các nước có số lượng hộ chăn nuôi, trang trại nhiều, tổng đàn lớn, cùng với phạm vi phân bố rộng,hàng năm, hoạt động chăn nuôi đã hình thành một khối lượng rất lớn nước thải, chất thải rắn, khí thải.
Để quản lý tốt các loại chất thải chăn nuôi, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, từ xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ nói chung và các cơ sở chăn nuôi nói riêng, gần đây nhất là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Cụ thể, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã quy định cụ thể về xử lý sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, xác vật nuôi, phụ phẩm nông nghiệp,...; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở chăn nuôi; tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của các hộ chăn nuôi.
Tuy nhiên, đúng như cử tri phản ánh, công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở chăn nuôi ở Việt Nam còn chưa thực sự hiệu quả, các cơ sở chăn nuôi hầu hết là cơ sở nhỏ lẻ, nằm xen kẽ trong các khu dân cư, phần lớn đều chưa chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, xử lý mùi hôi, thu gom và xử lý chất thải nên gây ô nhiễm môi trường xung quanh, dẫn đến khiếu kiện của người dân trong khu vực.
Nhiều cơ sở đã áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas, đệm lót sinh học… tuy nhiên hầu hết các biện pháp này đều chưa xử lý triệt để các thành phần ô nhiễm. Việc tận thu, tái chế, tái sử dụng chất thải chăn nuôi cho các mục đích sử dụng khác (như nuôi trồng thủy sản, trồng nấm, nuôi giun và các loại hình sản xuất nông nghiệp khác) là cần thiết, nhưng còn thiếu các quy định hướng dẫn.
Để giải quyết triệt để tình hình ô nhiễm môi trường từ các hộ chăn nuôi, Bộ TN&MT cho rằng, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi, trước mắt tập trung xây dựng các văn bản hướng thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 như quy định về hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác (điểm đ, khoản 2 Điều 58); xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi nhằm từng bước giảm lượng phân hoá học sử dụng; từng bước hình thành chiến lược quản lý chất thải vật nuôi toàn quốc theo hướng coi chất thải chăn nuôi là tài nguyên, là nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác để tạo lập thị trường trao đổi, chế biến, lưu thông và sử dụng hàng hóa; xây dựng cơ chế hỗ trợ ưu đãi đặc biệt đối với các doanh nghiệp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi thành phân bón hoặc cho các mục đích sử dụng khác;
Bên cạnh đó, quản lý chặt chẽ quy hoạch vùng chăn nuôi, gắn quy hoạch chăn nuôi với quy hoạch bảo vệ môi trường; kiên quyết không triển khai các dự án chăn nuôi mới không tuân thủ quy hoạch; đề xuất lộ trình di chuyển các cơ sở ngoài quy hoạch vào trong địa bàn quy hoạch để thực hiện tốt hơn công tác quản lý bảo vệ môi trường; khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung quy mô lớn để quản lý an toàn sinh học, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; xem xét lại loại hình chăn nuôi gia công cho nước ngoài (hoặc có hình thức áp thuế phù hợp) để đầu tư lại cho xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
Đặc biệt cần tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở chăn nuôi trong việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tạo hiệu ứng răn đe; thử nghiệm và hướng dẫn việc bổ sung hạng mục, hoàn thiện, cải tạo, nâng cấp các hạng mục công trình xử lý nước thải chăn nuôi, đặc biệt là hệ thống xử lý sau biogas đáp ứng QCVN 62-MT:2016/BTNMT trước khi thải ra môi trường; tiếp tục rà soát, đánh giá việc áp dụng QCVN 62-MT:2016/BTNMT tại các địa phương để có định hướng sửa đổi, hoàn thiện phù hợp với mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi trong bối cảnh hài hòa với mục tiêu phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khác.
 Tăng cường công tác đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi; đề cao vai trò của cộng đồng trong theo dõi, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở chăn nuôi.
 Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi phù hợp với quy mô, tính chất của từng loại hình chăn nuôi; khuyến khích phát triển các công nghệ tái sử dụng, tái chế chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi. Nghiên cứu, phát triển các mô hình chăn nuôi – trồng trọt – nuôi trồng thủy sản khôang phát thải theo hướng quay vòng, tận thu và tái sử dụng toàn bộ chất thải.

 
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập84
  • Hôm nay14,221
  • Tháng hiện tại757,904
  • Tổng lượt truy cập17,473,769
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây