Hội nghị giao ban công tác TN&MT các tỉnh khu vực phía Bắc

“Lắng nghe ý kiến từ thực tiễn của các địa phương, cơ sở để hoàn thiện các chủ trương chính sách của ngành” – Đó là thông điệp của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà tại Hội nghị giao ban công tác tài nguyên và môi trường các tỉnh khu vực phía Bắc diễn ra sáng nay tại TP.Hải Phòng sáng ngày 13/8.
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội nghị giao ban vùng năm 2018 khu vực phía Bắc
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội nghị giao ban vùng năm 2018 khu vực phía Bắc

Đồng chủ trì Hội nghị có Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.Hải Phòng Lê Văn Thành; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng; các Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Nguyễn Thị Phương Hoa, Võ Tuấn Nhân, Trần Quý Kiên, Lê Công Thành.

Tham dự giao ban có lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ và Giám đốc, Phó Giám đốc Sở TN&MT 31 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc cùng đông đảo phóng viên báo chí đến dự và đưa tin.

Hội nghị diễn ra vào thời điểm giữa kỳ kế hoạch 5 năm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hội nghị nhằm mục đích đánh giá kết quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tại các địa phương giai đoạn 2016-2018. Đây là dịp Bộ TN&MT lắng nghe ý kiến từ thực tiễn của các địa phương, cơ sở để hoàn thiện các chủ trương chính sách, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về TN&MT giai đoạn 2019-2021; huy động nguồn lực TN&MT đóng góp cho yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, chia sẻ về các khó khăn, thách thức của ngành trong thời gian qua, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, toàn ngành đã nỗ lực và có những bước đi đúng hướng để giải quyết nhiều vấn đề quan trọng.

Ngành đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước giải quyết sự cố môi trường để Công ty Fomosa đi vào hoạt động trong cuối năm 2017, từ một doanh nghiệp tiềm năng ô nhiễm cao chuyển sang doanh nghiệp hoạt động theo hướng thân thiện môi trường, có những đóng góp quan trọng cho phát triển KT-XH và tăng trưởng GDP vào những tháng đầu năm 2018.

Với tinh thần cầu thị, lắng nghe từ địa phương cơ sở, Bộ đã trình Chính phủ 03 Nghị định sửa các Nghị định khác để bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện các cơ chế chính sách, giải quyết cơ bản các vướng mắc trong lĩnh vực đất đai, khoáng sản, môi trường và sắp tới sẽ là các lĩnh vực khác. Bộ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; tiếp cận biến các nguy cơ và thách thức lớn thành cơ hội. Từ thành công này sẽ nhân rộng mô hình đối với khu vực miền núi phía Bắc và khu vực miền Trung.

Đặc biệt, Ngành đang triển khai 3 Đề án quan trọng để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới đó là Đề án sửa đổi Luật đất đai; Luật Bảo vệ môi trường; Đề án tổng kết các Nghị quyết quan trọng của Đảng về đất đai, về Chiến lược biển.

Các địa phương đã nỗ lực, quyết tâm, đổi mới, sáng tạo trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật tạo được những chuyển biển lớn trong công tác quản lý TN&MT như là: Đã giải quyết từng bước vấn đề lãng phí đất đai, đất của các nông, lâm trường; một số địa phương đã có mô hình phù hợp tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp; thực hiện cấp lần đầu gần 4 triệu Giấy chứng nhận mới; chỉ số PAPI đo lường mức độ hài lòng của người dân đã có sự cải thiện (tỷ lệ phản ánh có bôi trơn khi làm sổ đỏ giảm từ 44% năm 2015 xuống còn 17% năm 2017); đóng góp từ đất đai cho phát triển KT-XH ngày càng tăng, nguồn thu từ đất tăng từ 84 nghìn tỷ đồng, lên 104 nghìn tỷ đồng năm 2017.

Các địa phương đã chủ động trong kiểm soát các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao; hoàn thành chỉ tiêu Quốc hội giao về xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung trong các KCN; các địa phương có nguồn thải lớn ở các lưu vực sông đã chủ động trong thu gom xử lý nước thải để khắc phục nguy cơ ô nhiễm các sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy,… Cơ bản đã khắc phục được tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, gắn khai thác khoáng sản với bảo vệ môi trường; nguồn thu từ khoáng sản là gần 3 nghìn tỷ đồng. Đã thiết lập hành lang pháp lý cho quản lý tài nguyên biển; thực hiện kinh tế hóa tài nguyên nước, xây dựng cơ chế quản lý theo lưu vực sông; hợp tác quốc tế trong khai thác tài nguyên nước xuyên quốc gia; đã thiết lập cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động đo đạc và bản đồ, viễn thám; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành…

“Các chỉ số đánh giá trong hơn 2 năm qua cho thấy chúng ta cùng nhau tạo bước chuyển quan trọng từ bị động giải quyết các tồn tại sang chủ động triển khai các giải pháp có tính hệ thống, chuẩn bị động lực cho phát triển trước mắt và giai đoạn mới. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Bộ với Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND, các Sở TN&MT các tỉnh, thành phố. Trong đó, Bộ đã tiếp thu, lắng nghe phản hồi chính sách của các địa phương để hoàn thiện; các địa phương tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật, các chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ.” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Tại Hội nghị, đại diện các đơn vị trong Bộ đã giới thiệu, chia sẻ về các nhiệm vụ, định hướng triển khai của Ngành trong thời gian tới. Trong đó, để tăng cường hiệu quả công tác phối hợp, Bộ đã xây dựng vận hành thử nghiệm Hệ thống tương taccs, chia sẻ thông tin chỉ đạo điều hành của Bộ với các Sở TN&MT; xây dựng Quy chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ với các Sở TN&MT; tiếp nhận, tổng hợp các vấn đề vướng mắc thuộc về cơ chế, chính sách pháp luật về TN&MT của các địa phương gửi về Bộ; xây dựng giao diện Cổng thông tin điện tử để Bộ và các địa phương để chia sẻ thông tin chỉ đạo điều hành, tăng cường trao đổi về các kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý TN&MT.

Tại Hội nghị, đại diện các Sở TN&MT đã trao đổi, thảo luận bàn về một số giải pháp quan trọng: Một là, đề xuất, hiến kế về hoàn thiện các chủ trương, cơ chế, chính sách, giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về TN&MT giai đoạn 2019 - 2021 và giai đoạn tiếp theo; làm thế nào để nguồn lực TN&MT đóng góp cho yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Hai là, lắng nghe, trao đổi, hướng dẫn, giải đáp các kiến nghị của 28 Sở TN&MT các tỉnh, thành phố. Ba là, trao đổi thống nhất một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần triển khai trong các tháng cuối năm 2018 để hoàn thành thắng lợi Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ giải pháp phát triển KT-XH trong năm 2018 và các Nghị quyết chuyên đề của Quốc hội, Chính phủ. Bốn là, bàn về các giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa Bộ và các Sở TN&MT trong công tác thanh tra, kiểm tra; xử lý các kiến nghị vướng mắc; hoàn thiện thể chế; xác định các nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, về chuyển giao công nghệ, tuyên truyền, truyền thông;... Năm là, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin thông qua việc ứng dụng chữ ký số trong giải quyết các văn bản trao đổi, hướng dẫn chuyên môn; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến để xây dựng nền tảng ứng dụng số trong toàn ngành.

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định đây là cuộc họp giao ban quan trọng đầu tiên, hết sức đặc biệt với ngành TN&MT nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Bộ với các Sở TN&MT địa phương để cùng đồng trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ to lớn của ngành. Tổng hợp ý kiến tại Hội nghị, Bộ trưởng nhấn mạnh tới các nhóm vấn đề được quan tâm như đã thẳng thắn phát hiện các vấn đề còn vướng mắc trong cơ chế chính sách pháp luật; đã đưa ra một số bài học thực tiễn, mô hình kinh nghiệm thực tế hay được triển khai tại các địa phương; cũng như đề xuất một số nội dung về cơ chế cần được bổ sung, hoàn thiện; định hướng đổi mới cơ chế chính sách từ bị động sang chủ động phòng ngừa; nhìn nhận các khó khăn trong triển khai thực tiễn tại địa phương; vấn đề tổ chức thực hiện chính sách pháp luật…

Đặc biệt, tại Hội nghị, bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách của Ngành, Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, lãnh đạo các Sở TN&MT tập trung chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ cần thiết lâu dài để chuyển từ bị động sang chủ động; hoàn thiện tổ chức bộ máy phù hợp chức năng nhiệm vụ và tình hình thực tiễn tại địa phương; đổi mới phương pháp quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường cơ sở vật chất, trong đó nhấn mạnh tới việc triển khai hệ thống tương tác, chỉ đạo điều hành trong toàn Ngành…

“Hội nghị giao ban này là tiền đề quan trọng nhằm thiết lập hệ thống trao đổi thông tin, điều hành của toàn ngành để cùng nhau trao đổi, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc; hoàn thiện các cơ chế chính sách, hệ thống quản lý điều hành của ngành TN&MT. Đồng thời, đây cũng là cơ hội chia sẻ, giao lưu, tạo sự kết nối, gần gũi, cởi mở, cùng đoàn kết - thống nhất, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý TN&MT” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Toàn cảnh Hội nghị sáng ngày 13/8
Toàn cảnh Hội nghị sáng ngày 13/8

BBT (Nguồn: Cổng TTDDT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập384
  • Hôm nay102,227
  • Tháng hiện tại1,645,048
  • Tổng lượt truy cập19,222,705
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây