Những điểm mới về khai thác, nuôi, trồng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ

Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, gồm 05 chương và 42 điều, trong đó quy định những điểm mới về khai thác, nuôi, trồng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, cụ thể:

1. Về khai thác mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; động vật rừng thông thường:

Bãi bỏ thủ tục cấp phép khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên

Khai thác từ tự nhiên mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I - Nghị định 06/2019/NĐ-CP; mẫu vật thuộc Phụ lục I CITES trong các trường hợp: Phục vụ các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học; tạo nguồn giống gốc phục vụ nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo; phục vụ công tác đối ngoại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Khai thác từ tự nhiên mẫu vật mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm II- Nghị định 06/2019/NĐ-CP ; mẫu vật thuộc Phụ lục II CITES trong các trường hợp sau: Phục vụ các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học; tạo nguồn giống gốc phục vụ nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo; phục vụ công tác đối ngoại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; phục vụ thương mại bền vững theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác: Có phương án khai thác theo mẫu quy định tại Nghị định này; trước khi thực hiện hoạt động khai thác phải thông báo cơ quan quản lý lâm nghiệp cấp tỉnh; khai thác không ảnh hưởng tiêu cực đến bảo tồn và phát triển bền vững của quần thể; thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và CITES về khai thác mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Trách nhiệm của cơ quan quản lý lâm nghiệp cấp tỉnh: Kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, nguồn gốc mẫu vật các loài động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm I, II và động vật, thực vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục I, II CITES trên địa bàn.

2. Về nuôi, trồng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm:

 2.1. Bãi bỏ các thủ tục cấp: Giấy chứng nhận trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã (quy định tại Phụ lục 1 Công ước CITES); Giấy chứng nhận trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã (quy định tại Phụ lục II và III Công ước CITES); Giấy chứng nhận trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES; Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã thông thường.

2.2. Nuôi, trồng các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp thuộc Phụ lục CITES; các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I - Nghị định 06/2019/NĐ-CP không vì mục đích thương mại:

- Điều kiện: Có dự án, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt và có phương án nuôi, trồng theo mẫu quy định tại Nghị định này; Cơ sở nuôi, trồng phù hợp với đặc tính sinh trưởng của loài được nuôi, trồng và đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, trồng, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh; Đảm bảo nguồn giống hợp pháp.

- Trách nhiệm tổ chức, cá nhân nuôi, trồng: Đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng tại Cơ quan quản lý CITES Việt Nam; lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo mẫu quy định Nghị định này; định kỳ báo cáo cơ quan quản lý lâm nghiệp cấp tỉnh.

- Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước: Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thuộc Phụ lục I CITES và các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I - Nghị định 06/2019/NĐ-CP; cơ quan quản lý lâm nghiệp cấp tỉnh kiểm tra, giám sát việc nuôi, trồng của các cơ sở trên địa bàn.

 2.3.  Nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES và các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I, II - Nghị định 06/2019/NĐ-CP vì mục đích thương mại:

- Điều kiện:

+ Đối với động vật: Đảm bảo nguồn giống hợp pháp; Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi; bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh; Loài nuôi được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam công bố có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát và được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản việc nuôi sinh sản, sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài có liên quan trong tự nhiên; Có phương án nuôi  theo mẫu quy định tại Nghị định này.

+  Đối với thực vật: Đảm bảo nguồn giống hợp pháp; cơ sở trồng phù hợp với đặc tính của loài; Có phương án trồng theo quy định tại Nghị định này.

- Trách nhiệm tổ chức, cá nhân nuôi, trồng: Đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng; lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo mẫu quy định tại Nghị định này; định kỳ báo cáo cơ quan quản lý lâm nghiệp cấp tỉnh.

+  Đối với cơ sở nuôi, trồng các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES và các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I - Nghị định 06/2019/NĐ-CP: Đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng tại Ban Thư ký CITES, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam

+  Đối với cơ sở nuôi, trồng các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp thuộc Phụ lục II, III CITES và các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm II -Nghị định 06/2019/NĐ-CP: Đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng tại Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh: 

- Trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước:

+  Ban Thư ký CITES, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp mã số cơ sở nuôi, trồng đối với cơ sở nuôi, trồng các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES và các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I - Nghị định 06/2019/NĐ-CP.

+  Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh có trách nhiệm cấp mã số cơ sở nuôi, trồng các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp thuộc Phụ lục II, III CITES và các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm II -Nghị định 06/2019/NĐ-CP.

+ Cơ quan quản lý lâm nghiệp cấp tỉnh kiểm tra, giám sát việc nuôi, trồng của các cơ sở trên địa bàn.

3. Nuôi động vật rừng thông thường

- Điều kiện: Đảm bảo nguồn gốc động vật rừng nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật; Đảm bảo an toàn cho con người; Thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, thú y.

- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nuôi, trồng: Thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi theo mẫu quy định tại Nghị định này; trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân phải gửi thông báo cho cơ quan Kiểm lâm sở tại.

- Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước: Cơ quan Kiểm lâm sở tại theo dõi, quan lý các cơ sở nuôi, trồng theo quy định của pháp luật.

 

Ngọc Oanh  
http://kiemlam.kontum.gov.vn/NewsDetail.aspx?id=935

Nguồn tin: kiemlam.kontum.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập529
  • Hôm nay102,227
  • Tháng hiện tại1,669,417
  • Tổng lượt truy cập19,247,074
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây