Nâng cao chất lượng "khám bệnh" môi trường

Ô nhiễm môi trường không còn là nguy cơ mà nó đang trở thành báo động mang tính toàn cầu. Vậy cần phải làm gì để bảo vệ môi trường sống, phục vụ phát triển bền vững? Có rất nhiều việc phải làm, trong đó hàng đầu là thực hiện thường xuyên hoạt động quan trắc môi trường...
Nhân viên kỹ thuật lấy mẫu phân tích chất lượng nước mặt ở thành phố Kon Tum. Ảnh: T.H
Nhân viên kỹ thuật lấy mẫu phân tích chất lượng nước mặt ở thành phố Kon Tum. Ảnh: T.H

Chủ động và trách nhiệm

Ít ai ngờ được, khu nhà cấp 4 tuềnh toàng, khuất sau dãy nhà 2 tầng của các đơn vị bạn tại số 266 Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum ấy lại là "đại bản doanh" của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Kon Tum (Sở Tài nguyên và Môi trường)- đơn vị duy nhất ở tỉnh Kon Tum có chức năng và đủ điều kiện "khám bệnh" về môi trường.

Giám đốc Trung tâm Lê Quang Trưởng chia sẻ: Với chức năng thực hiện nhiệm vụ quan trắc và phân tích môi trường cũng như các nhiệm vụ khác có liên quan về lĩnh vực tài nguyên và môi trường để hỗ trợ, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước; cung cấp các dịch vụ tư vấn - kỹ thuật về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, công việc của đội ngũ cán bộ, kỹ sư, nhân viên Trung tâm khá bộn bề, bên cạnh đó phải vượt qua áp lực về tính khách quan, chính xác của các thông số quan trắc.

Trung tâm hiện có phòng thí nghiệm được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng chỉ công nhận phù hợp theo TCVN ISO/IEC 17025: 2005; được cấp dấu VILAS 529 và dấu ILAC MRA của tổ chức Phòng thí nghiệm quốc tế, vì vậy các kết quả phân tích mẫu tại Phòng thí nghiệm của Trung tâm được thừa nhận ở hơn 70 nước thành viên. Bên cạnh đó, ngày 5/12/2017, Trung tâm đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (mã số: VIMCERTS 013).

Đây là những cơ sở quan trọng để Trung tâm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững.

Trong thời gian qua, Trung tâm đã làm tốt vai trò đầu mối tại địa phương về công tác trọng tài trong xử lý khiếu kiện về môi trường. Mỗi năm Trung tâm thực hiện hàng trăm lần đo đạc, lấy mẫu đánh giá chất lượng môi trường, hỗ trợ tích cực cho Thanh tra Sở, Chi cục Bảo vệ môi trường, lực lượng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) trong việc đấu tranh và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

Đặc biệt, với tinh thần chủ động, trách nhiệm, ngay khi năm 2017 vừa kết thúc, Trung tâm cũng hoàn thành thu thập, tổng hợp thông tin, số liệu, xây dựng hoàn chỉnh Báo cáo hiện trạng môi trường, tổng hợp kết quả quan trắc môi trường tỉnh Kon Tum năm 2017.

Để hoàn thành công trình này, Trung tâm đã huy động đội ngũ cán bộ, kỹ sư, nhân viên có trình độ, năng lực cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng bộ tiến hành quan trắc môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm, đất (gồm hàng trăm thông số) ở 47 vị trí trên địa bàn 9 huyện, thành phố, với hơn 150 lần lấy mẫu...

"Đây thực sự là một công trình công phu, phục vụ tốt cho công tác kiểm soát ô nhiễm, quản lý và bảo vệ môi trường, dự báo ô nhiễm môi trường cũng như đề xuất các biện pháp phòng ngừa, cải thiện và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường"- Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Đức Hạnh đánh giá.

Môi trường cần được "khám bệnh" thường xuyên

Sự phát triển vượt bậc của kinh tế - xã hội luôn kéo theo những tác động tiêu cực đến môi trường, và trên thực tế, ô nhiễm môi trường không còn là nguy cơ mà nó đang trở thành báo động mang tính toàn cầu. Vì vậy, có rất nhiều việc cần làm để bảo vệ môi trường sống, phục vụ phát triển bền vững, trong đó hàng đầu là thực hiện quan trắc, giám sát thường xuyên và liên tục chất lượng môi trường.

Tuy nhiên, khách quan mà nói, công tác quan trắc môi trường vẫn chưa được nhiều người quan tâm. "Tại sao phải thường xuyên quan trắc môi trường? Đã có không ít người đặt câu hỏi ấy với tôi”- Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lê Quang Trưởng chia sẻ.

Vậy anh trả lời thế nào? Tôi tò mò. Anh cười: Thì thế này thôi, hiểu một cách đơn giản thì quan trắc và phân tích môi trường là để xác định hiện trạng môi trường cũng như đưa ra các dự báo, từ đó, cơ quan quản lý nhà nước có căn cứ để thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường. Nếu kết quả phân tích đạt chuẩn theo quy định thì phải duy trì và phát huy; trường hợp kết quả phân tích vượt ngưỡng cho phép thì yêu cầu phải khắc phục để đảm bảo các chỉ tiêu trước khi xả chất thải, nước thải ra môi trường.

Tất nhiên, không thể xem kết quả quan trắc như “bùa hộ mệnh” trong quá trình hoạt động sản xuất. Trên thực tế, do chưa hiểu hết ý nghĩa của hoạt động quan trắc và phân tích môi trường mà một số ít nhà máy, cơ sở sản xuất thực hiện quan trắc một lần, sau đó sử dụng kết quả quan trắc liên tục sau đó để "qua mặt" cơ quan kiểm tra, giám sát cũng như người dân.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Lê Duy Vượng, kết quả quan trắc và phân tích môi trường của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh bất kỳ chỉ mang tính thời điểm, nghĩa là các chỉ tiêu lý, hóa, kim loại nặng, chất lượng không khí, nước thải…chỉ được tính đạt chuẩn tại thời điểm quan trắc. Trường hợp có đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh về việc tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường thì phải quan trắc, lấy mẫu phân tích tại thời điểm có đơn.

Do đó, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh không thể lấy kết quả quan trắc lần trước để chứng minh rằng không gây ô nhiễm cho kỳ quan trắc tiếp theo, hay khi có đơn kiến nghị, phản ảnh, khiếu nại, tố cáo… Và để duy trì các thông số đạt chuẩn, không có "lối tắt" nào, ngoài việc tuân thủ đúng quy định của pháp luật về bảo về môi trường.

Cũng chính vì thế, Luật Bảo vệ môi trường quy định các dự án, nhà máy phải thực hiện quan trắc và phân tích môi trường định kỳ 2 lần/năm về các chỉ tiêu lý, hóa, kim loại nặng, chất lượng nguồn thải, nước thải trước khi xả thải vào môi trường. Ở tỉnh Kon Tum, UBND tỉnh cũng đã yêu cầu những dự án, nhà máy có phát sinh nước thải công nghiệp phải đầu tư, lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động liên tục, có kết nối 24/24 với hệ thống giám sát của Sở Tài nguyên và Môi trường- ông Lê Duy Vượng cho hay.

Thành Hưng

http://baokontum.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập446
  • Hôm nay102,227
  • Tháng hiện tại1,647,338
  • Tổng lượt truy cập19,224,995
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây