Rào cản trong phát triển thị trường đất nông nghiệp Việt Nam

Sáng 30/10, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã tổ chức Hội thảo tham vấn “Các rào cản trong phát triển thị trường đất nông nghiệp Việt Nam”.
Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo

Hội thảo có mục tiêu là rà soát, đánh giá các rào cản thể chế trong phát triển thị trường đất nông nghiệp nhằm đưa ra các đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013 và các văn bản dưới luật (Nghị định 43, Nghị định 135, các chính sách tín dụng, thu hút đầu tư…) hướng tới tăng hiệu quả sử dụng đất, phát triển kinh tế nông nghiệp.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, đất đai là khâu đầu tiên trong đột phá phát triển nông nghiệp. Xã hội Việt Nam sau 30 năm đổi mới đã bước vào giai đoạn phát tiển mới, tỷ trọng công nghiệp lớn lên, nông nghiệp có chức năng mới là nền kinh tế nông nghiệp. Do đó, cần có những chính sách mới phù hợp thực tế, tháo gỡ các rào cản nhằm phát triển thị trường đất nông nghiệp Việt Nam.

Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, hiện nay, hơn 70% mảnh đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam có diện tích nhỏ hơn 0,5ha. Điều này khác biệt khá lớn so với các nước trong khu vực, khi từ năm 2012, Thái Lan có 1,4 triệu mảnh ruộng có quy mô hơn 22 ha. Tại Trung Quốc, từ năm 2013, 8,82% diện tích có quy mô hơn 3 ha/mảnh, 0,1% diện tích có quy mô 30-70ha/mảnh.

Bên cạnh vấn đề manh mún, đất đai nông nghiệp còn khá nhiều tồn tại, thiếu bàn đạp cơ chế cho sự phát triển thị trường đất đai. Cụ thể, quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất diễn ra chậm. Thống kê không sát thực tế. Vấn đề đất nông lâm trường chưa giải quyết triệt để. Cơ sở dữ liệu đo đạc cắm mốc thiếu, không cập nhật. Điều này cản trở không ít đến sự phát triển của thị trường đất đai nói chung, khiến số lượng trang trại trồng trọt tăng chậm, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn còn hạn chế…

Về thị trường cho thuê quyền sử dụng đất dưới hình thức doanh nghiệp thuê đất, hiện đã phổ biến nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do việc nếu doanh nghiệp thuê trực tiếp đất của dân sẽ rất khó khăn do chi phí giao dịch cao, rủi ro cho cả 2 bên. Còn nếu doanh nghiệp thuê đất của Nhà nước, hình thức này khá phổ biến nhưng hiện quỹ đất ngày càng hạn chế.

Cùng với đó, còn một số rào cản chính với hình thức doanh nghiệp thuê đất đó là định giá đất, khung giá đất chưa điều chỉnh phù hợp với thị trường. Thiếu khung pháp lý cho Nhà nước thuê đất của người dân. Thủ tục thẩm định dự án phức tạp. Đất manh mún, khó đạt đồng thuận của số lượng lớn hộ dân. Thiếu quỹ đất công, thiếu chính sách tạo nguồn cung đất nông nghiệp. Đất đi thuê không thể thế chấp vay tín dụng…

Tại Hội thảo các đại biểu đã được nghe và thảo luận về kinh nghiệm ở một số địa phương như: Hà Nam, An Giang, Hòa Bình.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tuyết Nhi

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập79
  • Hôm nay32,921
  • Tháng hiện tại108,953
  • Tổng lượt truy cập27,133,117
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây