Ngày Nước thế giới (22/3): Dựa vào tự nhiên để bảo vệ nguồn nước

Năm 2018, Ngày Nước thế giới có Chủ đề là “Nước với Thiên nhiên” nhằm kêu gọi ý thức trách nhiệm của toàn xã hội trong việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước, hiểu đúng mối quan hệ sống còn giữa nguồn nước và thiên nhiên, từ đó, thúc đẩy việc tìm kiếm các giải pháp dựa vào tự nhiên để bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước ngọt.

Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Hoàng Văn Bẩy đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường xung quanh sự kiện này.

PV: Thưa ông, ông có thể cho biết cụ thể hơn về chủ đề của Ngày Nước thế giới năm nay?

Cục trưởng Hoàng Văn Bẩy: Nước là một trong những thành tố quan trọng nhất của môi trường sống, của thiên nhiên và ngược lại thiên nhiên trù phú sẽ là yêu tố quan trọng để bảo đảm một nguồn nước dồi dào và trong lành.

Trên phạm vi toàn cầu, nhân loại đang phải đối mặt với những vấn đề lớn như: 2/3 diện tích rừng đã bị suy giảm; 2/3 diện tích đất ngập nước đã biến mất. Hiện nay, hàng năm, có đến 4 tỷ người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, hạn hạn hay bão và thiệt hại ước tính 40 tỷ USD/năm; 40 tỷ tấn phù sa bị rửa trôi theo các dòng sông, 2,1 tỷ người không được cấp nước an toàn và 80% lượng nước thải chưa được xử lý hoặc xủ lý chưa đạt hàng ngày xả ra sông suối, đại dương. Nhiều di sản thế giới gắn với nguồn nước, các hệ sinh thái tự nhiên đã tạo ra việc làm cho nhiều các ngành du lịch, giải trí, thủy sản, lâm nghiệp, nông nghiệp nhưng chúng đang bị đe dọa bởi nguồn nước suy giảm.

Để góp phần giải quyết những vấn có tính toàn cầu, đồng thời, nhấn mạnh mối quan hệ, tác động mật thiết giữa thiên nhiên với nước, cũng như tầm quan trọng của việc lựa chọn các giải pháp để giải quyết các vấn đề về nước trên phạm vi toàn cầu, tại mỗi quốc gia hay từng lưu vực sông, năm nay, Liên Hợp Quốc chọn chủ đề Ngày Nước thế giới 2018 là "Nước với thiên nhiên", với thông điệp chủ đạo là: Làm cách nào chúng ta giảm thiểu lũ, hạn hán và ô nhiễm nguồn nước. Và câu trả lời chính là tự nhiên - Bằng cách ứng dụng các giải pháp có sẵn trong tự nhiên để giải quyết các vấn đề về nước.

Đó là tầm quan trọng của Chủ đề năm nay đối với mục tiêu phát triển bền vững số 6: “Đảm bảo nguồn cung cấp và quản lý bền vững tài nguyên nước và các điều kiện vệ sinh an toàn cho tất cả mọi người”.

TinB 08
Ông Hoàng Văn Bẩy

PV: Ông có thể cho biết, Việt Nam đang đối mặt với những thách thức nào từ nguồn nước?

Cục trưởng Hoàng Văn Bẩy: Việt Nam có 3.450 sông, suối với chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó, có 13 sông lớn; 392 sông, suối liên tỉnh và 3.045 sông, suối nội tỉnh. Với tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 830 - 840 tỷ m3, trong đó, về mặt không gian tập trung chủ yếu (khoảng 57%) ở lưu vực sông Cửu Long, hơn 16% ở lưu vực sông Hồng - Thái Bình, hơn 4% ở lưu vực sông Đồng Nai, còn lại ở các lưu vực sông khác.

Việt Nam cũng có tiềm năng khá lớn, khoảng 63 tỷ m3/năm, nhưng tập trung chủ yếu ở các khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, Đồng bằng Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên. Mặt khác, phần lớn các hệ thống sông lớn của Việt Nam đều là các sông xuyên biên giới mà Việt Nam là quốc gia ở hạ nguồn. Tổng lượng nước từ nước ngoài chảy vào Việt Nam khoảng trên 500 tỷ m3 (chiếm khoảng 63% tổng lượng nước trung bình hàng năm của toàn quốc), trong đó, lớn nhất là sông Cửu Long, trên 400 tỷ m3, chiếm khoảng 84% tổng lượng nước chảy xuyên biên giới vào nước ta; sông Hồng khoảng 50 tỷ m3, bằng khoảng 10%... Trong khi đó, việc gia tăng khai nước ở các quốc gia thượng nguồn đe dọa nghiêm trọng đến tổng lượng tài nguyên nước ở Việt Nam hiện tại và tương lai.

Những năm qua, nhu cầu về nước ngày càng tăng dẫn đến việc khai thác sử dụng tài nguyên nước ngày càng nhiều. Nhu cầu dùng nước ở nước ta do tăng dần số, đô thị hóa, công nghiệp hóa… sẽ lên đến khoảng 130 - 150 tỷ m3/năm, chiếm tới gần 50% lượng nước sản sinh trên lãnh thổ nước ta, gần 90% nguồn nước mùa khô (khoảng 170 tỷ m3).

Ngoài ra suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt, nước ngầm, thiếu nước, khan hiếm nước trở nên phổ biến hơn. Cạnh tranh giữa sử dụng nước cho thủy điện và các nhu cầu tiêu thụ nước khác, đặc biệt, cho sản xuất nông nghiệp ở hạ du một số lưu vực sông lớn đã xảy ra trong những năm gần đây, nhất là trong mùa khô.

Việc suy giảm rừng đầu nguồn, diện tích rừng không được cải thiện, chất lượng rừng kém làm giảm nguồn sinh thủy của các sông, suối, hồ chứa; nhu cầu sử dụng nước gia tăng trong khi tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả còn khá phổ biến; chưa bảo đảm việc sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, hiệu quả tài nguyên nước, nhất là huy động nguồn nước của hệ thống các hồ chứa tham gia điều tiết dòng chảy cho hạ du....

Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là do khai thác thiếu hợp lý dẫn đến khai thác quá mức ở một số khu vực, lưu vực sông.

PV: Nguyên nhân nào dẫn đến khô hạn, hạn mặn tình trạng thiếu nước trầm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân khu vực phía Nam như ĐBSCL và Tây Nguyên, thưa ông?

Cục trưởng Hoàng Văn Bẩy: Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn những năm qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân vùng ĐBSCL. Theo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, với kịch bản trung bình, trong tương lại xâm nhập mặn còn lấn sâu hơn nhiều so với mùa cạn vừa rồi: 67 - 70 km trên sông Cửu Long, 125 km trên sông Vàm Cỏ Tây đối với giai đoạn 2020 - 2039 và 70 - 75 km trên sông Cửu Long, 129 km trên sông Vàm Cỏ Tây đối với giai đoạn 2040 - 2059.

Như vậy, trong thời gian tới, với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng và tác động của các hoạt động khai thác, sử dụng nước của các quốc gia ở thượng nguồn sông Mê Công, đặc biệt là việc xây dựng, vận hành các hồ chứa thủy điện cả trên dòng chính và dòng nhánh, ĐBSCL sẽ phải thường xuyên đối mặt với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt hơn những gì đã và đang xảy ra kể cả về quy mô, mức độ và thời gian nếu chúng ta không có các giải pháp căn cơ có tính chiến lược, lâu dài.

Nguyên nhân dẫn chủ yếu là do hiện tượng El Nino mạnh và kéo dài kỷ lục từ năm 2014 đến nay, dẫn đến lượng mưa trên toàn lưu vực suy giảm mạnh (khoảng 45%) so với lượng mưa TBNN. So với TBNN cùng thời kỳ, lượng mưa tháng 1/2016 ở trên toàn lưu vực sông Mê Công đều sụt giảm nghiêm trọng: sụt giảm 24% ở thượng lưu thuộc Vân Nam, Trung Quốc; 85% ở phần trung lưu thuộc Thái Lan, Lào, Tây Nguyên của Việt Nam và ở Biển Hồ (Tonle Sap) và châu thổ Mê Công thuộc Campuchia cũng sụt giảm tới 85%. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long của nước ta, lượng mưa sụt giảm 30%, trong tháng 12/2015, còn tháng 1/2016, sụt giảm tới 100% so với TBNN. Bên cạnh đó, chế độ vận hành, điều tiết của hệ thống các hồ chứa trên thượng nguồn, kể cả trên dòng chính và dòng nhánh. Việc suy giảm dòng chảy trên Biển Hồ và gia tăng khai thác nước ở khu vực cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Dòng chảy đến Tân Châu, Châu Đốc trước khi vào Đồng bằng sông Cửu Long sụt giảm: Do lượng mưa sụt giảm, dẫn đến dòng chảy trên sông sụt giảm, số liệu quan trắc dòng chảy tại Tân Châu, Châu Đốc cho thấy, tháng 12/2015, sụt giảm 50%, tháng 01/2016 sụt giảm 45%, tháng 02/2016 sụt giảm 32%, tháng 3/2016, sụt giảm 24% so với TBNN; mực nước trung bình tại Tân Châu, Châu đốc sụt giảm nghiêm trọng chỉ đạt 0,2 đến 0,4m.

Triều cường tăng cao cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến gia tăng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua.

PV: Những giải pháp nào để cải thiện thực trạng suy giảm nguồn nước hiện nay tại Việt Nam, thưa ông?

Cục trưởng Hoàng Văn Bẩy: Từ sau khi Luật Tài nguyên nước năm 2012 có hiệu lực đến nay, Bộ TN&MT đã hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt 6 Nghị định và ban hành 30 Thông tư của Bộ. Điều này có thể khẳng định hệ thống pháp luật về tài nguyên nước đã được xây dựng khá toàn diện, đáp ứng yêu cầu quản lý tài nguyên nước trong thời gian tới. Vấn đề còn lại là phải tập trung triển khai trên thực tế để đưa các chính sách, biện pháp quản lý đó vào cuộc sống, bảo đảm quản lý tài nguyên nước có hiệu quả.

Trong đó, tập trung vào các giải pháp mang tính trọng tâm là xây dựng và phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch tài nguyên nước LVS Hồng, Cửu Long và các lưu vực sông lớn; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra; tăng cường giám sát vệc khai thác sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước thông qua hình thức giám sát tự động, trực tuyến; tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia nhằm nắm chắc nguồn tài nguyên nước Việt Nam và hiện trạng KTSD XNT vào nguồn nước; giám sát, chỉ đạo việc vận hành các hồ chứa lớn quan trọng tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 LVS quan trọng đã được Thủ tướng ban hành; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các biện pháp sử dụng nước tiêt kiệm hiệu quả đến tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức cá nhân và cộng đồng dân cư; Bộ TN&MT đã trình Chính phủ thành lập 5 lưu vực sông (Tờ trình số 24/TTr-BTNMT ngày 30/5/2017) để sớm thành lập và đưa vào hoạt động các Ủy ban Lưu vực sông để thực hiện có hiệu quả cơ chế điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.

Đồng thời, đổi mới cơ chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước; tăng cường năng lực, bao gồm cả tổ chức, bộ máy, cơ sở vật chất, công cụ kỹ thuật, thông tin cho các cơ quan quản lý chuyên ngành về tài nguyên nước từ Trung ương đến các cấp ở địa phương.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn tin: BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập40
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập27,026,996
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây