EU đề xuất Việt Nam tham gia Công ước về bảo vệ và sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới và các hồ quốc tế

Sáng ngày 10/4, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã có buổi tiếp và làm việc với ông Bruno Angelet, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam về tình hình và phương hướng hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và EU.

Tham dự buổi làm việc có bà Cecilia Piccioni - Đại sứ Italia tại Việt Nam; ông Pereric Högberg - Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam. Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường có đại diện lãnh đạo các đơn vị Tổng cục Khí tượng Thủy văn; Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam; Cục Quản lý tài nguyên nước; Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia; Vụ Hợp tác quốc tế; Văn phòng Bộ.

Tại buổi làm việc, hai bên trao đổi về tình hình và phương hướng hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và EU thời gian tới. Nội dung chính của buổi làm việc tập trung vào việc ý định và kế hoạch của Việt Nam trong việc tham gia Công ước về bảo vệ và sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới và các hồ quốc tế (Công ước Helsinki 1992) của Ủy ban Kinh tế Châu Âu của Liên Hợp quốc (UNECE Water Convention) và sự hợp tác và hỗ trợ của phía EU đối với Việt Nam trong quá trình chuẩn bị tham gia Công ước này.

Mục tiêu của Công ước Helsinki 1992 là thúc đẩy việc quản lý chung và bảo tồn các hệ sinh thái của nguồn nước ngọt xuyên biên giới. Công ước bao gồm các điều khoản có tính ràng buộc đối với các bên trong việc ngăn chặn, kiểm soát hoặc giảm thiểu tác động xuyên biên giới, sử dụng nguồn nước xuyên biên giới theo cách hợp lý và công bằng, đảm bảo quản lý bền vững các nguồn nước này.

Ông Bruno Angelet cho biết việc tham gia Công ước sẽ mở ra cơ hội cho các nước trong việc kêu gọi, thu hút các dự án phát triển ở vùng/khu vực trong các lĩnh vực liên quan tới tài nguyên nước. Đại sứ - Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam và hy vọng Việt Nam sẽ là quốc gia tiên phong trong khu vực tham gia Công ước và sẽ có ảnh hưởng lớn đối với các quốc gia láng giếng khác như Lào, Campuchia và Thái Lan trong việc xem xét cùng tham gia Công ước này thời gian tới đây. Ông Bruno Angelet thông tin thêm là cùng trong thời gian này, các đồng nghiệp của ông (Đại sứ - Trưởng Phái đoàn EU) tại Lào, Campuchia và Thái Lan cũng có các cuộc gặp tương tự với các cơ quan hữu quan của các nước này để trao đổi về việc tham gia Công ước.

Bà Cecilia Piccioni - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Italia tại Việt Nam cho rằng, để nhận được sự ủng hộ các nước trong khu vực cùng tham gia Công ước thì vấn đề truyền thông, nâng cao nhận thức của chính phủ và chính quyền ở Việt Nam và các quốc gia láng giềng là rất quan trọng. Do vậy, thời gian tới, vấn đề truyền thông cần phải tăng cường, nhằm giúp các bên hiểu rõ lợi ích của việc tham gia vào Công ước quan trọng này.

Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, ông Pereric Högberg cũng cho rằng việc tham gia Công ước là cơ hội tốt để Việt Nam tăng cường năng lực quản lý các nguồn nước xuyên biên giới nói riêng và quản lý tài nguyên nước nói chung. ViệtNamlà nước đi đầu trong khu vực và sẽ nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các quốc gia thành viên EU, đây cũng là cơ sở để khuyến khích và thuyết phục các nước trong khu vực cùng tham gia.
 

1104 tinB 03
Toàn cảnh buổi tiếp

Trao đổi với Phái đoàn EU, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều cuộc tiếp xúc để trao đổi, xem xét về khả năng Việt Nam tham gia Công ước về bảo vệ và sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới và các hồ quốc tế. Các ý kiến tham vấn cho rằng việc Việt Nam tham gia Công ước này là cần thiết, phù hợp với pháp luật của Việt Nam và xu thế hội nhập quốc tế về tài nguyên và môi trường hiện nay.

Bộ trưởng đánh giá cao những lợi ích của Công ước trong các vấn đề quản lý chung, bảo tồn các hệ sinh thái của nguồn nước ngọt xuyên biên giới và khai thác bền vững từ nguồn tài nguyên nước, đây cũng là điều mà Ủy hội sông Mê Công quốc tế trong đó có Việt Nam đang cần học hỏi và hoàn thiện.

Đối với Việt Nam, để tham gia Công ước này, trước mắt, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành tham vấn và cùng với các Bộ ngành, địa phương đánh giá toàn diện việc tham Công ước, cụ thể là tính thống nhất với các văn bản pháp lý ở Việt Nam, các điều kiện, nghĩa vụ và trách nhiệm của Việt Nam khi tham gia Công ước. Tiếp theo, Bộ sẽ sớm có báo cáo lên Chính phủ và Quốc hội để xin chủ trương tham gia Công ước. Để kêu gọi các nước trong khu vực mà đặc biệt là các nước trong Uỷ ban sông Mê Công quốc tế tham gia công ước, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề xuất EU hỗ trợ tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin và đánh giá những lợi ích cũng như khó khăn, thách thức của của các nước khi tham gia Công ước nhằm tìm ra các giải pháp đối với những vấn đề mà các bên đang quan tâm hoặc quan ngại.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng chia sẽ ý kiến của ông Bruno Angelet liên quan đến cách tiếp cận bắt đầu từ các vấn đề kỹ thuật cho từng quốc gia trong khu vực đối với vấn đề này. Về phía mình, với vai trò hiện nay là Chủ tịch Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Việt Nam sẽ chủ trì và phối hợp với Ban Thư ký Ủy ban đưa nội dung về Công ước này vào phiên họp cuối năm để các bên nắm được đầy đủ mục đích, yêu cầu và cùng tham gia thảo luận, đánh giá khả năng tham gia. Thống nhất với đề nghị hỗ trợ của phía EU, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị phía EU xem xét việc cử chuyên gia, cụ thể là chuyên gia của Phần Lan sang giúp Bộ tiến hành đánh giá tác động của việc tham gia Công ước, dự kiến trong tháng 6 năm nay.

Cũng trong buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà mong muốn EU và Việt Nam sẽ sớm có những hợp tác giúp Việt Nam thực thi hiệu quả các cam kết và nghĩa vụ môi trường Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Đồng tình với Bộ trưởng, ông Bruno Angelet cho biết, EU sẽ xem xét hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực, chuyển giao những công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.



 

Nguồn tin: Cổng TTĐT Bộ TN&MT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập51
  • Hôm nay19,468
  • Tháng hiện tại52,991
  • Tổng lượt truy cập27,077,155
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây