Hiện nay, chất lượng môi trường nước tại các lưu vực sông đang diễn biến phức tạp, bị suy thoái ở nhiều nơi, đặc biệt ở các đoạn sông chảy qua các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề.
Các dòng sông là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính cho người dân phía hạ lưu, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn thường sử dụng trực tiếp nước sông, hồ bị ô nhiễm, đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật, tác động trực tiếp nước sông, hồ bị ô nhiễm, đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật, tác động trực tiếp đến điều kiện sống, sức khoẻ, và phát triển kinh tế - xã hội […]
* Hoàn thiện chính sách, thể chế
Hiện Bộ TN&MT đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 11 quy trình vận hành liên hồ chứa cho cả mùa lũ và mùa cạn trên 11 lưu vực sông lớn… Đồng thời xây dựng, ban hành Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT quy định về xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng… Đây là các giải pháp kỹ thuật nhằm kiểm soát chất lượng nước của các dòng sông.
Trong năm 2017, Bộ đã tập trung triển khai xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Đề án kiểm soát đặc biệt đối với các cơ sở tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trường làm cơ sở lựa chọn, sang lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất trong thu hút đầu tư, xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư, đảm bảo không thu hút công nghệ sản xuất lạc hậu vào Việt Nam.
Hiện Bộ đang xây dựng để trình Chính phủ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và các Luật liên quan đến bảo vệ môi trường; Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường… Việc sửa đổi này nhằm điều chỉnh các quy định Luật sát với thực tế hơn.
Bộ TN&MT và các địa phương đang thực hiện việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của các Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông, tăng cường phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh…
* Kiểm soát nguồn thải
Bên cạnh xây dựng chính sách, ngành TN&MT tập trung quyết liệt vào công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Buộc tất cả các khu, cụm công nghiệp xây dựng mới phải hoàn thành hệ thống xử lý nước thải trước khi đi vào hoạt động…
Bộ TN&MT cũng tổ chức thống kê, cập nhật dữ liệu nguồn thải nước thải, xây dựng kế hoạch quản lý, xử lý nguồn thải nước thải trên lưu vực sông, công khai thông tin về nguồn thải trên cổng thông tin môi trường lưu vực sông; triển khai Đề án đánh giá sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nước thải của lưu vực sông phục vụ quy hoạch bảo vệ môi trường lưu vực sông. Triển khai Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp trên lưu vực sông và Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên lưu vực sông…
Bộ TN&MT cho rằng, cần tăng cường xúc tiến đầu tư, đa dạng hoá các nguồn đầu tư để triển khai các nhiệm vụ, dự án có liên quan trên lưu vực sông, tập trung vào các lĩnh vực: thoát nước đô thị, xử lý nước thải đô thị, cải tạo, phục hồi môi trường cho những đoạn bị ô nhiễm nghiêm trọng…
Bên cạnh việc cải tạo, phục hồi môi trường, Bộ TN&MT còn đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng dồng về bảo vệ môi trường và pháp luật về tài nguyên nước trên các lưu vực sông. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng để thu hút cộng đồng, tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào việc bảo vệ nguồn nước… Đây là các biện pháp có hiệu quả về lâu dài, tăng tính bền vững của các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường.
Nguồn tin: Cổng thông tin điện tử Bộ TN&MT
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn