Nghe báo cáo của các địa phương và giám sát tình hình thực tế tại địa phương, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum đánh giá: 5 năm qua, kể từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, sử dụng đất đai một số địa phương của tỉnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch được tiến hành công khai, minh bạch; có sự thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị.Khâu giao đất, cho thuê đất, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện đúng luật, hạn chế được những sai phạm.Công tác quản lý hồ sơ địa chính, thống kê đất đai, xây dựng hệ thống thông tin đất đai được quan tâm triển khai.
Vướng mắc lớn nhất hiện nay mà hầu hếtcác địa phương của tỉnh Kon Tum gặp phải là việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất hàng năm từ Trung ương về rất chậm, dẫn đến sự thụ động, khó khăn cho địa phương trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
Đoàn giám sát lưu ý các địa phương, bên cạnh việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, cần chú trọng công tác quản lý quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng; quản lý chặt chẽ quỹ đất, không để xảy ra lấn chiếm trái phép, chuyển đổi, sử dụng sai mục đích, phá vỡ quy hoạch; ngăn chặn tình trạng sang nhượng đất dự án; thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tư để đảm bảo hiệu quả sử dụng đất đai; quan tâm hơn nữa đến công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị; làm tốt công tác đấu giá đất; phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm; giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện có liên quan đến đất đai...
Đặc biệt, các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cho người dân, nhất là việc lấy ý kiến và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn.Chính quyền địa phương cần có kế hoạch sử dụng tốt nhất tài nguyên đất, nâng cao tính hiệu quả của việc sử dụng đất, tránh lãng phí tài nguyên đất.
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn