Ngày 31/10, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp với Chương trình định cư con người Liên Hợp quốc (UN-Habitat) đã tổ chức Hội thảo Hành động ứng phó biến đối khí hậu đô thị và cấp địa phương.
Chương trình nhằm mục tiêu từ năm 2016 đến năm 2020 hoàn thành việc xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại 30 bãi rác, bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, 70 điểm tồn lưu bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng do hóa chất bảo vệ thực vật, bao bì tồn lưu gây ra và đầu tư xây dựng 03 dự án xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn từ các đô thị loại IV trở lên, xả trực tiếp ra 03 lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, sông Cầu và hệ thống sông Đồng Nai.
Tiếp nối các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2018 với chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi cộng đồng cùng nhau thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Hội thảo nhằm phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành; đồng thời lấy ý kiến góp ý cho các dự thảo: Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt và Hướng dẫn kỹ thuật về thu hồi, xử lý thiết bị điện, điện tử, phương tiện giao thông thải bỏ”.
Vấn đề xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích đã tạo được một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn do khi áp dụng các biện pháp như: đóng cửa, tạm đình chỉ hoạt động là không khả thi; thiếu kinh phí đầu tư xử lý.
Cùng với công tác thanh tra kiểm tra, thì việc phòng ngừa, kiểm soát các dự án, công trình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trườn; bổ sung các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đảm bảo phù hợp với thực tế phát triển kinh tế, xã hội… là những giải pháp tiên quyết trong xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Chiều 16/10, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Bà Phạm Thị Hải Chuyền, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam chủ trì buổi làm việc đánh giá tình hình thực hiện Chương trình phối hợp số 239/CTPH-HNCT-BTNMT về thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2017 - 2022 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Hội Người cao tuổi Việt Nam.
Trong thời gian vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tăng cường thực hiện công tác thanh, kiểm tra các dự án đang hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.