Tăng cường ứng phó BĐKH tại các đô thị

Ngày 31/10, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp với Chương trình định cư con người Liên Hợp quốc (UN-Habitat) đã tổ chức Hội thảo Hành động ứng phó biến đối khí hậu đô thị và cấp địa phương.
Phó Cục trưởng Phạm Văn Tấn phát biểu tại hội thảo
Phó Cục trưởng Phạm Văn Tấn phát biểu tại hội thảo

Tham dự hội thảo có Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Phạm Văn Tấn, bà Trần Thị Lan Anh - Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), ông Joerg Rueger – Bí thư thứ nhất về Môi trường và Xây dựng (Đại sứ quán Đức), ông Nguyễn Quang – Giám đốc UN-Habitat tại Việt Nam, GS Trần Thục - Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn của Ủy ban quốc gia về BĐKH cùng đại diện các tổ chức quốc tế, Sở TN&MT nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thanh Hóa, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh..., đại diện một số trường đại học, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp. Hội thảo nhằm tăng cường đối thoại giữa các bên liên quan về vai trò, mục tiêu và định hướng trong hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Phạm Văn Tấn, Thỏa thuận Paris về BĐKH được thông qua tại Hội nghị COP 21, với trọng tâm thực hiện Báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), đã đưa ra cách tiếp cận từ dưới lên. Đó là các quốc gia tự đưa ra các cam kết đóng góp phù hợp với điều kiện quốc gia mình. Để biết mức cam kết đó đã phù hợp với trạch nhiệm trong quá khứ, hiện đại và dự báo tương lai hay chưa, cứ 5 năm một lần, các quốc gia tham gia Thỏa thuận Paris sẽ tổ chức Đối thoại Talanoa, trong đó tập trung thảo luận 3 câu hỏi: chúng ta đang ở đâu? Chúng ta muốn đi đâu? Làm thế nào đến được đó? Trả lời câu hỏi cuối cùng chính là đóng góp của các thành phố, các địa phương vào nỗ lực chung của quốc gia thực hiện các cam kết ứng phó biến đổi khí hậu.
 

2 11 2018 3
Quang cảnh Hội thảo

Đối thoại sẽ được thử nghiệm lần đầu tiên tại Hội nghị COP24, dự kiến diễn ra vào tháng 12/2018. Và kết quả hội thảo hôm nay chính là nguồn thông tin đầu vào để đoàn công tác của Việt Nam mang đến buổi đối thoại tại COP 24 - ông Tấn cho biết.

Ông Nguyễn Quang – Giám đốc UN-Habitat tại Việt Nam chia sẻ, dân số khu vực đô thị hiện chiếm 45% trong 7,6 tỷ người trên Trái đất. Tốc độ đô thị hóa nhanh đã kéo theo nhiều thách thức, trong đó có vấn đề phát thải khí nhà kính. Việc tìm các giải pháp cũng phải được thực hiện ở chính các đô thi, nơi tập trung hạ tầng hiện đại và hệ thống kết nối phát triển nhất.

Chia sẻ về những khó khăn trong ứng BĐKH ở các đô thị Việt Nam, theo bà Trần Thị Lan Anh, công việc còn rất nhiều, bởi theo kế hoạch, Đề án Phát triển Đô thị Việt Nam ứng phó với Biến đổi khí hậu giai đoạn 2013 – 2020 được thực hiện trước tiên đối với 35 đô thị thuôc 21 tỉnh/thành phố có nguy cơ cao. Từ đó, tiến tới triển khai với khoảng 128 đô thị ven biển, ven sông, các đô thị đồng bằng có nguy cơ ngập lụt , nước biển dâng, triều cương, mất đất, nhiễm mặn nguồn nước; và 143 đô thị miền núi, cao nguyên chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.

Tại Hội thảo, các diễn giả đã trình bày về Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam, những cập nhật và kế hoạch và kế hoạch thực hiện, chia sẻ kinh nghiệm ứng phó BĐKH của TP Hà Nội, tỉnh Thanh Hóa, TP Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh; kinh nghiệm quy hoạch ứng phó BĐKH và phát thải thấp của Philippins, Công ước thị trưởng toàn cầu về khí hậu và năng lượng áp dụng tại Indonesia; cùng các mô hình thực tế của các tổ chức phi chính phủ, trường đại học, doanh nghiệp…

Điểm mới là hội thảo được tổ chức thành các nhóm thảo luận theo chủ đề riêng. Người tham dự có cơ hội đối thoại với diễn giả về các nội dung trong bài trình bày và liên tục thay đổi nhóm. Từ đó, có cách tiếp cận đồng thời về các chương trình hành động của địa phương, những giải pháp, công nghệ sáng tạo trong ứng phó BĐKH. Các ý kiến sẽ được Ban công tác đàm phán tập hợp và chia sẻ tại Đối thoại Talanoa ở COP 24 sắp tới, làm rõ hơn nỗ lực ứng phó BĐKH của các bên liên quan tại Việt Nam.

Hội thảo “Hành động ứng phó biến đối khí hậu đô thị và cấp địa phương” nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường phối hợp các cấp thúc đẩy Phát triển các-bon thấp” (V-LED) và được tổ chức nhân Ngày Đô thị thế giới 31/10 với chủ đề: Xây dựng các thành phố bền vững và có khả năng chống chịu BĐKH. Các hoạt động nhân ngày này nhằm kêu gọi công đồng thế giới quan tâm và thúc đẩy các giải pháp cho vấn đề đô thị hóa, tăng cường hợp tác giữa chính quyền các quốc gia trên thế giới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 11 về phát triển bền vững các đô thị.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập41
  • Hôm nay9,025
  • Tháng hiện tại191,345
  • Tổng lượt truy cập27,215,509
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây