Kon Tum: Nhiều đổi thay tích cực nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

(TN&MT) - Nhờ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, hàng trăm nghìn ha rừng ở Kon Tum được bảo vệ tốt hơn, nâng tỷ lệ che phủ rừng tại tỉnh lên hơn 62,3%. Cùng với đó, đời sống người dân tham gia bảo vệ rừng được nâng lên; mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Kon Tum đã có nhiều đổi thay tích cực.

Tỉnh Kon Tum sở hữu một diện tích rừng lớn so với nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Đây là nơi nuôi dưỡng nguồn nước cho các dòng sông, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sống cho người dân trong vùng và tạo nên nhiều vùng sinh thái cảnh quan đa dạng, phong phú. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được xem là quyết sách giúp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng tại địa phương.

Nhờ chính sách chi trả DVMTR, rừng đã có chủ thật sự, đẩy mạnh công tác xã hội hoá nghề rừng, huy động các nguồn lực là các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn làng tham gia bảo vệ diện tích rừng hiện có, phát huy tối đa lợi thế của rừng.

Bằng việc giao đất giao rừng, người dân đã quan tâm nhiều hơn đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Theo đó, thường xuyên tổ chức kiểm tra, tuần tra trên diện tích rừng và đất rừng được giao; phát hiện, ngăn chặn và phản ánh kịp thời các tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng.

Bà Y Phin, Phó Chủ tịch UBND xã Ya Tăng (huyện Sa Thầy) cho biết: Chính sách chi trả DVMTR đã làm giảm đáng kể tình trạng phá rừng trái phép, tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép trên diện tích rừng và đất rừng đã giao cho cộng đồng bảo vệ được hạn chế. Hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng của người dân trên diện tích rừng được giao ngày càng tốt hơn, tài nguyên rừng đã được bảo vệ, phát triển tốt.
 

28 8 2020 1
Người dân xã Đăk Tơ Lung tham gia tìm hiểu về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Hơn nữa, chính sách này sử dụng tiềm năng lao động ở địa phương để bảo vệ rừng, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân. Các hộ gia đình và cộng đồng đã được hưởng lợi từ nguồn kinh phí chi trả DVMTR. Bình quân mỗi hộ được Nhà nước giao đất, giao rừng được nhận hơn 8,2 triệu đồng/năm; mỗi hộ nhận khoán thu nhập hơn 11,2 triệu đồng/năm. Đây là nguồn thu nhập ổn định, đã thay đổi rất nhiều cuộc sống của bà con so với trước đây. Từ đó, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương của tỉnh Kon Tum.

Đơn cử như xã Đăk Tơ Lung (huyện Kon Rẫy) vừa về đích nông thôn mới vào tháng 6/2020. Theo ông Đỗ Xuân Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Tơ Lung, chính sách chi trả DVMTR đã mang lại một nguồn thu nhập khá, giúp nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số trên địa bàn vươn lên thoát nghèo, phát triển sản xuất kinh tế.

“Chính sách này, ngoài số tiền các hộ dân trực tiếp nhận, còn giúp các cộng đồng dân cư trên địa bàn xã Đăk Tơ Lung có nguồn tiền dự trữ để làm quỹ sinh hoạt chung của làng. Từ nguồn tiền này, bà con sử dụng để cho vay nhằm phát triển trồng trọt, chăn nuôi, tổ chức sinh hoạt cộng đồng, tăng tình đoàn kết thôn làng. Có làng còn xây dựng được sân chơi tập thể, đường liên thôn, khiến bộ mặt thôn làng đẹp hơn, thúc đẩy nhanh hơn quá trình phấn đấu để về đích nông thôn mới của toàn xã”, ông Đỗ Xuân Linh nói.

Nói về hiệu quả mà chính sách chi trả DVMTR mang lại cho người dân những năm qua, anh A Ngõa, Trưởng thôn 5, xã Đăk Tơ Lung hào hứng: “Năm 2019, làng mình nhận được 34 triệu đồng tiền chi trả DVMTR. Làng đã làm được một con đường liên thôn, mắc điện chiếu sáng và tổ chức nhiều buổi sinh hoạt cộng đồng. Dân làng bây giờ rất đoàn kết và tích cực tham gia quản lý, bảo vệ rừng”.

Những hiệu quả rõ rệt trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại Kon Tum những năm gần đây đã khẳng định hơn nữa vài trò của chính sách chi trả DVMTR. Cũng từ chính sách này, đời sống người dân làm nghề rừng ngày càng ổn định, giúp họ thay đổi thói quen, nâng cao nhận thức trong bảo vệ rừng. Chính sách chi trả DVMTR thực sự mang lại nhiều đổi thay tích cực trên mọi mặt đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa khó khăn của tỉnh.

BBT (Nguồn: Báo TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập176
  • Hôm nay13,234
  • Tháng hiện tại222,713
  • Tổng lượt truy cập27,246,877
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây