Sáng ngày 10/7, tại Trụ sở cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ.
Ngày 28-6, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về công bố 7 luật, bao gồm: Luật Quốc phòng; Luật Cạnh tranh; Luật Tố cáo; Luật Đo đạc và Bản đồ; Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao; Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của 11 luật liên quan đến quy hoạch; Luât An ninh mạng. Các luật này đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5 vừa qua.
Chiều 14/6, tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật Đo đạc và Bản đồ. Với 451/452 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đo đạc và Bản đồ.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 705/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 5, chiều 1/6, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật Đo đạc và bản đồ.
Tại phiên thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật Đo đạc và bản đồ chiều 1/6, đã có 13 vị Đại biểu Quốc hội phát biểu góp ý với ban Ban soạn thảo. Tiếp đến, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu giải trình và làm rõ một số các ý kiến mà các đại biểu quan tâm.
Ngày 1/6/2018, Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV sẽ thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật đo đạc và Bản đồ. Trước phiên thảo luận, Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Vinh Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Công nghệ môi trường của Quốc hội xung quanh nội dung của dự án Luật.
Dự án Luật Đo đạc và Bản đồ đã được xây dựng và trình Quốc hội khóa XIV, dự kiến sẽ thông qua tại Kỳ họp thứ 5. Đây là một dự Luật chuyên ngành có nhiều điểm mới về công tác quản lý Nhà nước, đồng thời, mang tính đột phá trong các quy định về ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.