Xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức thiếu trách nhiệm, bao che cho các đối tượng vi phạm

Cử tri phản ánh: hiện nay thực trạng công tác quản lý tài nguyên môi trường ở một số địa phương cho thấy nạn chặt phá rừng, khai thác gỗ, khai thác khoáng sản bừa bãi ngày càng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp sự phát triển bền vững của đất nước. Đề nghị chỉ đạo quyết liệt xử lý nghiêm, kiên quyết hơn đối với những cá nhân, tổ chức thiếu trách nhiệm, bao che cho các đối tượng vi phạm (Cử tri thành phố Hải Phòng).

Về nội dung kiến nghị này, Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến như sau:

Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản, đồng thời ngăn chặn kịp thời việc khai thác khoáng sản trái phép, ngày 30/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan và các địa phương thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản; nhất là công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về khoáng sản, thanh tra trách nhiệm đối với các tổ chức hành chính và người đứng đầu trong quản lý nhà nước về khoáng sản, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản; chỉ đạo kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở chế biến, sử dụng khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, các cơ sở chế biến có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bộ Tài nguyên và Môi trường đều đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm của Bộ, nội dung thanh tra, kiểm tra chuyên đề theo từng loại khoáng sản; thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân để xử lý đối với các hành vi gây tổn thất lớn khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phối hợp với các địa phương trong việc nắm bắt thông tin, kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.

đã thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03/CT-TTg nêu trên và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đã ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, Quy chế phối hợp trong quản lý khoáng sản (nhất là cát, sỏi lòng sông) ở vùng giáp ranh địa giới hành chính; quy định rõ trách nhiệm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nếu để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, nhất là khai thác trái phép cát, sỏi lòng sông trên địa bàn quản lý mà không xử lý kịp thời hoặc diễn ra kéo dài hoặc tái diễn nhiều lần; xây dựng quy chế phối hợp quản lý cát, sỏi ở khu vực giáp ranh giữa hai hay nhiều tỉnh, thành phố. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động thăm dò, khai thác cát sỏi lòng sông, lập bến bãi mua bán cát, sỏi trái phép; vận chuyển, sử dụng cát sỏi không có nguồn gốc hợp pháp. Xử lý nghiêm người đứng đầu, cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý nếu để xảy ra hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép hoặc dung túng bao che cho đối tượng khai thác trái phép; lập bến bãi mua bán cát, sỏi trái phép. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân khai thác cát, sỏi phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thả phao, cắm mốc khu vực khai thác, thông báo niêm yết công khai thông tin về diện tích, công suất, số lượng tàu hoạt động... để các lực lượng chức năng và nhân dân giám sát. Với sự chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực triển khai thực hiện của các Bộ ngành, địa phương như đã nêu trên, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản đã được nâng cao, số lượng các vụ khai thác khoáng sản trái phép, nhất là cát, sỏi lòng sông đã giảm cả về số lượng và quy mô.

Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản, nhất là cát, cuội sỏi trái phép, vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra, ngoài việc thất thoát khoáng sản còn ảnh hưởng xấu đến môi trường, môi sinh như phản ánh của nhân dân và cử tri.

Nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới:

Các địa phương, các Bộ liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03 và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản; tiếp tục ban hành quy chế phối hợp trong quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản; cương quyết xử lý người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép;

Các Bộ, ngành và địa phương triển khai Nghị định số 23/2020/NĐCP ngày 24/02/2020 của Chính phủ Quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2020);

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (thay thế Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ), theo đó nội dung Nghị định đã bổ sung các hành vi vi phạm, tăng mức xử phạt các hành vi vi phạm từ 2 đến 3 lần nhằm tăng sức răn đe các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản. Dự kiến Chính phủ sẽ sớm ban hành trong thời gian tới.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập555
  • Hôm nay102,227
  • Tháng hiện tại1,691,807
  • Tổng lượt truy cập19,269,464
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây