Tôn trọng và nâng cao quyền làm chủ của Nhân dân

Việc dựa vào Nhân dân, tôn trọng và nâng cao quyền làm chủ của Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân là vấn đề vô cùng quan trọng hiện nay, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Thông qua hoạt động giám sát của Nhân dân nhằm đẩy mạnh thực hiện và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
tu tuong ho chi minh ve vai tro cua nhan dan trong xay dung chinh quyen
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chứng kiến cử tri bỏ phiếu tại khu vực bỏ phiếu số 8, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Ảnh: TTXVN.

Chính sách, pháp luật về dân giám sát
Trải qua các giai đoạn, thời kỳ cách mạng, Đảng ta đã dần hoàn thiện, phát triển tư duy về dân giám sát và phát huy vai trò giám sát của Nhân dân. Từ khóa VIII đến khóa XI (Đại hội XII không bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng) đều nhất quán khẳng định: “Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng”. Nhằm góp phần xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, một trong những điểm mới được Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nêu ra là: “Qui định rõ hơn Đảng phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: “Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; kiên trì thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân”.
Văn kiện Đại hội XIII nêu phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đây là bước phát triển mới trong tư duy của Đảng về nâng cao vị trí, vai trò của Nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng; đồng thời, thể hiện sự quan tâm đặc biệt với chủ trương nhất quán, xuyên suốt các kỳ Đại hội và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, đổi mới và hoàn thiện thể chế đối với việc xác lập và đảm bảo dân chủ cơ sở, đảm bảo quyền làm chủ thực sự của Nhân dân.
Bên cạnh đó, quyền giám sát trực tiếp của cá nhân công dân cũng được khẳng định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật về dân chủ ở cơ sở, pháp luật khiếu nại, tố cáo, báo chí, phòng, chống tham nhũng, bầu cử…
Từ đó, có thể hiểu hoạt động giám sát của Nhân dân là một phương thức kiểm soát quyền lực thông qua việc theo dõi, xem xét, đánh giá, kiến nghị của Nhân dân đối với cơ quan nhà nước, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong việc thực hiện chính sách, pháp luật nhằm phòng chống sự tha hoá của quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của Nhân dân; kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý các sai phạm và sửa đổi chính sách, pháp luật phù hợp với ý chí và nguyện vọng của Nhân dân.
Hiệu quả giám sát của Nhân dân
Quyền giám sát của Nhân dân đã có bước phát triển mới. Nhờ có sự giám sát của Nhân dân đã góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế thất thoát, lãng phí, sai xót, tiêu cực. Đồng thời, hiệu quả giám sát của Nhân dân chính là “cầu nối” đưa đến sự thụ hưởng, hài lòng của chính họ.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam cho biết, ở hơn 11 nghìn xã trên địa bàn cả nước đã chủ trì thành lập Ban Giám sát đầu tư (GSĐT) của cộng đồng tại xã, phường, thị trấn. Hoạt động giám sát tập trung vào các lĩnh vực như: quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, thu chi các loại phí, lệ phí, các khoản đóng góp của Nhân dân… Ví dụ, theo số liệu thống kê của Mặt trận tỉnh Hòa Bình, trong 3 năm (2017-2019), Ban GSĐT của cộng đồng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện giám sát 1.986 vụ việc, phát hiện 198 vụ việc sai phạm và đã yêu cầu chủ đầu tư sửa nhiều công trình không đảm bảo chất lượng ngay trong quá trình thi công. 
Tính đến tháng 3-2022 ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có gần 11.159 Ban Thanh tra nhân dân (TTND)/11.161 xã, phường, thị trấn đạt tỷ lệ 99,98% trên tổng số xã, phường, thị trấn với số ủy viên là 89.354. TTND giám sát ở tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi địa phương, Ban TTND xây dựng kế hoạch giám sát cụ thể, chi tiết trên các lĩnh vực như: thu, chi, sử dụng các loại quĩ do Nhân dân đóng góp xây dựng nông thôn mới; việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, tham gia giám sát hoạt động của UBND và HĐND cấp xã; việc quản lý, sử dụng đất; thực hiện qui chế dân chủ cơ sở; bình chọn các đối tượng nghèo đề nghị hỗ trợ xây nhà đại đoàn kết; việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; thi công các công trình có vốn đầu tư của Nhà nước và của Nhân dân đóng góp; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; chi trả chế độ chính sách của Nhà nước đối với các đối tượng chính sách; quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân.
Quyền giám sát của Nhân dân thông qua tổ chức MTTQ được chú trọng. Nhiều ý kiến, kiến nghị sau giám sát đều được chính quyền và các ngành chức năng tiếp thu và giải quyết. Đến hết tháng 6-2022, UBTƯ MTTQ Việt Nam chủ trì thực hiện 5 nội dung giám sát tập trung vào những vấn đề, lĩnh vực, vụ việc có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của Nhân dân như: Giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ đảng viên; Giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Giám sát việc giải quyết một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài; Giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021-2025); Giám sát việc thực hiện công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.
Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố đã phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền để giám sát các chuyên đề liên quan mật thiết đến đời sống nhân dân. Trong 6 tháng qua, MTTQ các cấp đã tổ chức giám sát 7.728 cuộc, kiến nghị 13.345 nội dung; đã có 12.756 phúc đáp của cơ quan có thẩm quyền về kết quả xử lý, giải quyết, trả lời. Ở Trung ương, UBTƯ MTTQ Việt Nam đã hoàn thành 2 trong 4 nội dung theo kế hoạch phản biện xã hội năm 2022; tổ chức góp ý nhiều văn bản qui phạm pháp luật. Theo báo cáo của 59/63 tỉnh, thành phố, Ủy ban MTTQ các cấp đã tổ chức phản biện xã hội 1.450 cuộc, đã kiến nghị 28.435 nội dung; đã có 22.583 phúc đáp của cơ quan có thẩm quyền về kết quả tiếp thu ý kiến phản biện.
Phát huy vai trò của Nhân dân
Nhờ sự giám sát của Nhân dân mà những sai phạm đã được phát hiện, uốn nắn và xử lý kịp thời, nghiêm minh đúng kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước. Một số cán bộ, trong đó có cán bộ cấp cao và cả cán bộ đã nghỉ hưu bị xử lý vi phạm sau khi có kết luận từ công tác kiểm tra, giám sát, trong đó có đóng góp của giám sát Nhân dân. Tuy nhiên, chất lượng hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội chưa đều; quyền làm chủ của Nhân dân có lúc, có nơi bị vi phạm; một số cấp, ngành, địa phương chưa phát huy mạnh mẽ vai trò, sự tham gia của các thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhân dân… Mặt khác, dù đã có các quyết định, qui định từ Trung ương nhưng công tác tổ chức triển khai đến người dân vẫn chưa thật tốt nên việc triển khai giám sát có nơi, có lúc còn lúng túng về cách làm. Phạm vi giám sát rất rộng, nhưng năng lực, trình độ, số lượng cán bộ Mặt trận, đoàn thể còn có những hạn chế, bất cập; chưa thực hiện tốt việc phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và Nhân dân trong giám sát cá nhân cán bộ, đảng viên.
Thời gian tới, để tăng cường hiệu quả thực hiện dân giám sát, phát huy vai trò, quyền làm chủ của Nhân dân, cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức cho người dân về quyền giám sát tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, cấp ủy và chính quyền các cấp ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Bởi lẽ, khi Nhân dân có dân trí cao, nhận thức đúng về quyền và nghĩa vụ giám sát là cơ sở để thực hiện công việc này có chất lượng và ngược lại.
Hai là, phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp ủy đảng, người đứng đầu chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện các qui định của Đảng và Nhà nước về phát huy dân chủ, dựa vào dân để xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Các cấp ngành từ Trung ương đến địa phương cần xây dựng cơ chế, chính sách bảo đảm tính khoa học của giám sát, phù hợp với thực tiễn, điều kiện hoàn cảnh, phong tục tập quán của từng vùng miền, từng lĩnh vực, nắm, giải quyết kịp thời những tâm tư nguyện vọng chính đáng của người dân, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân.
Ba là, đội ngũ cán bộ, đảng viên, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện công tác giám sát phải không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực, chủ động, tích cực, gắn bó mật thiết với Nhân dân để phát huy hơn nữa vai trò, quyền giám sát của Nhân dân. Trong thực hiện nhiệm vụ giám sát đòi hỏi cán bộ, đảng viên, cá nhân được giao nhiệm vụ lấy ý kiến của Nhân dân phải đi xuống tận nơi, lắng nghe ý kiến nhiều chiều, đặc biệt là ý kiến người dân chứ không chỉ là thông qua các bản báo cáo.
Bốn là, thực hiện nghiêm các nguyên tắc trong hoạt động giám sát của Nhân dân đó là phải xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; bảo đảm và tạo điều kiện để người dân và các tổ chức đại diện của Nhân dân tham gia hoạt động giám sát; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và sự tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; tiến hành công khai, minh bạch; không trùng lắp và làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát.
Năm là, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa công tác giám sát của Nhân dân với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII; các qui định, quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; đa dạng hóa cách thức để lắng nghe được nhiều ý kiến của các tổ chức thành viên; kịp thời tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh tới Đảng và Nhà nước; tăng cường hơn nữa công tác phối hợp, thống nhất hành động với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam, Nhân dân tạo thành sức mạnh tổng hợp trong thực hiện giám sát.
Sáu là, thường xuyên sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời cũng như có cơ chế, chính sách động viên khuyến khích, bảo vệ đối với những người dân kịp thời phát hiện, tố cáo các vụ việc sai phạm của cán bộ, đảng viên; đồng thời xử lý nghiêm khắc những trường hợp cố tình trù dập người tố cáo.
 
 

Nguồn tin: xaydungdang.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập316
  • Hôm nay78,045
  • Tháng hiện tại170,188
  • Tổng lượt truy cập19,728,359
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây