Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2019

(Chinhphu.vn) - Quy định mới về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; vi phạm trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ; Bổ sung một số loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2019.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bổ sung một số loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

Có hiệu lực từ ngày 05/09/2019, Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ban hành ngày 16/07/2019 của Chính phủ sửa đổi Điều 7 Nghị định số160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Cụ thể, thay vì quy định 17 loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, Nghị định 64/2019/NĐ-CP quy định 28 loài được ưu tiên bảo vệ, trong đó bổ sung một số loài như: Thông đỏ nam (Thông đỏ lá dài, Thanh tùng), Hoàng liên gai lá dài, Hoàng liên gai lá mốc, Lan hài chai (Lan vân hài), Lan hài xanh, Lan hài chân tím, Lan hài trân châu...

Sửa đổi quy định xử phạt vi phạm về khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi

Có hiệu lực từ ngày 09/09/2019, Nghị định số 65/2019/NĐ-CP ban hành ngày 18/07/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.

Trong đó, Nghị định số 65/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về vận hành công trình thủy lợi. Cụ thể, phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi không có quy trình vận hành công trình thủy lợi nhỏ theo quy định; đối với công trình thủy lợi vừa thì mức phạt tiền từ 10-20 triệu đồng và đối với công trình thủy lợi lớn hoặc quan trọng đặc biệt thì mức phạt tiền từ 20-30 triệu đồng.

Bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước

Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/07/2019 về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước có hiệu lực thi hành từ ngày 15/09/2019.

Trong đó, nghị định nêu rõ 3 nguyên tắc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước gồm: 1- Việc bảo tồn và sử dụng vùng đất ngập nước phải được thực hiện trên nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm duy trì toàn vẹn cấu trúc, chức năng, đặc tính sinh thái và đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước; 2- Tăng cường vai trò, sự tham gia của cộng đồng dân cư sinh sống trên, xung quanh vùng đất ngập nước và các bên liên quan trong bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước; 3- Đảm bảo cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng, hợp lý về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên liên quan trong việc sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước.

Quy định phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31/07/2019 quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản có hiệu lực từ ngày 15/09/2019.

Theo Nghị định này, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (R) được quy định bằng tỷ lệ (%) giá trị quặng nguyên khai của khu vực khoáng sản được phép khai thác.

Hướng dẫn xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành văn thư

Thông tư 10/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành văn thư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/9/2019.

Giảm lệ phí đăng ký doanh nghiệp từ 20/9/2019

Theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp, từ 20/9/2019, một số mức lệ phí đăng ký doanh nghiệp sẽ giảm khá nhiều so với quy định hiện hành.

Trong đó, mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp (bao gồm: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) áp dụng từ ngày 20/9/2019 là 50.000 đồng/lần (hiện nay 100.000 đồng/lần).

Thông tư 47/2019/TT-BTC còn quy định giảm phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp xuống còn 100.000 đồng/lần, thay vì mức thu 300.000 đồng/lần như hiện nay.

Hỗ trợ xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương

Thông tư 11/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại có hiệu lực thi hành từ 16/9/2019.

Thông tư nêu rõ, Nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế ở nước ngoài đối với các nội dung sau: a) Tuyên truyền, quảng bá (Tổ chức giới thiệu thông tin về hội chợ, triển lãm, đoàn doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm...); b) Tổ chức và dàn dựng khu triển lãm quốc gia (nếu có); c) Tổ chức, dàn dựng gian hàng gồm thiết kế tổng thể và chi tiết, mặt bằng, dịch vụ điện, nước, an ninh, bảo vệ, vệ sinh, môi trường; trang trí chung; d) Lễ khai mạc (đối với hội chợ, triển lãm do Việt Nam tổ chức hoặc đồng tổ chức có quy mô từ 100 gian hàng của doanh nghiệp Việt Nam trở lên hoặc tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài có quy mô từ 30 gian hàng trở lên); đ) Công tác phí cho người của đơn vị chủ trì tham gia tổ chức.

Quy mô yêu cầu là Hội chợ, triển lãm đa ngành có quy mô tối thiểu 12 gian hàng và tối thiểu 12 doanh nghiệp tham gia. Hội chợ, triển lãm chuyên ngành có quy mô tối thiểu 06 gian hàng và tối thiểu 06 doanh nghiệp tham gia.

BBT (Nguồn: Chinhphu.vn)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập515
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm510
  • Hôm nay77,524
  • Tháng hiện tại1,613,256
  • Tổng lượt truy cập19,190,913
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây