Xây dựng Quy hoạch tổng hợp Lưu vực sông Sê San đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đang hoàn thiện dự thảo Quy hoạch tổng hợp Lưu vực sông Sê San đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch lưu vực sông Sê San bắt đầu từ năm 2017. Đến nay đã xây dựng xong báo cáo đánh giá tác động môi trường và lấy ý kiến các đơn vị trong Bộ TN&MT cho hồ sơ quy hoạch tổng hợp lưu vực sông.
Phạm vi của quy hoạch là toàn bộ lưu vực sông Sê San thuộc Việt Nam với tổng diện tích là 11450 km2. Đối tượng quy hoạch là nguồn nước mặt (7 sông, suối liên tỉnh) và nguồn nước dưới đất (các tầng chứa nước khe nứt, lỗ hổng).
Mục tiêu quy hoạch nhằm điều hòa, phân bổ công bằng, hợp lý nguồn nước giữa các đối tượng sử dụng nước, các vùng, các tỉnh trên lưu vực sông có xét đến sự biến động nguồn nước do tác động của biến đổi khí hậu. Bảo vệ được các hệ sinh thái phụ thuộc vào nước, kiểm soát được tình trạng gia tăng ô nhiễm nguồn nước ở các khu dân cư, khu đô thị lớn, khu công nghiệp tập trung. Phát triển tài nguyên nước, nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng nước và phòng, chống các tác hại do nước gây ra.
Đề án đã phân vùng quy hoạch thành 6 tiểu lưu vực Thượng Đăk Bla, Hạ Đăk Bla, Thượng Sê San, Trung Sê San, Hạ Sê San, Sa Thầy. Tổng lượng nước có thể khai thác, sử dụng trên lưu vực sông Sê San đến năm 2030 không vượt quá 14,3 tỷ m3, đến năm 2050 không vượt quá 14,1 tỷ m3.
Dựa vào hiện trạng nhu cầu khai thác sử dụng nước đề án đã xây dựng, đánh giá và lựa chọn kịch bản để đưa ra dự báo nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên nước. Tổng nhu cầu khai thác, sử dụng nước trên toàn lưu vực sông Sê San đến năm 2030 khoảng 1 tỷ m3, đến năm 2050 khoảng 1,5 tỷ m3. Dựa vào mục đích sử dụng nước để phân chức năng nguồn nước gồm cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện và du lịch – dịch vụ.
Đề xuất phương án bảo vệ phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn; Bảo vệ chất lượng nước. Bảo vệ chất lượng nước; Phòng, chống sạt, lở bở, bãi sông; Phòng, chống sụt, lún đất do khai thác nước dưới đất. Thực hiện xây dựng và duy trì mạng quan trắc, giám tài nguyên nước theo Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Đồng thời thực hiện việc giám sát dòng chảy, chất lượng nước để bảo đảm dòng chảy tối thiểu và mục tiêu chất lượng nước trên các sông, suối.

 
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập295
  • Hôm nay86,183
  • Tháng hiện tại1,571,660
  • Tổng lượt truy cập19,149,317
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây