Các chủ trương quan trọng của Đảng và quy định của Hiến pháp, luật chuyên ngành về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực môi truòng

Dưới đây tóm tắt các chủ trương quan trọng của Đảng và quy định của Hiến pháp, luật chuyên ngành về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực môi truòng.

Năm 1998, lần đầu tiên có một văn bản của Đảng chỉ đạo các vấn đề liên quan đến công tác BVMT, đó là Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo đó, để góp phần bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Bộ Chính trị đã yêu cầu các cấp, các ngành cần đổi mới nhận thức, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường với các quan điểm cơ bản sau: Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.”

Năm 2004, nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, sự đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và đặc biệt trong tổ chức, triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong toàn Đảng và toàn xã hội, ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Theo đó, Nghị quyết nêu 5 quan điểm trong triển khai công tác bảo vệ môi trường: 1. Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.” 2. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.” 3. Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hoà với tự nhiên của cha ông ta.” 4. Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đầu tư của Nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống.” 5. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.”

Năm 2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã ban hành Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 03/6/2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Theo đó, đã nêu các quan điểm: Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia, giám sát của toàn xã hội.” Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường phải trên cơ sở phương thức quản lý tổng hợp và thống nhất, liên ngành, liên vùng. Vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa bảo đảm lợi ích lâu dài, trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản. Vừa bảo đảm toàn diện, vừa phải có trọng tâm, trọng điểm; có bước đi phù hợp trong từng giai đoạn; dựa vào nội lực là chính, đồng thời phát huy hiệu quả nguồn lực hỗ trợ và kinh nghiệm quốc tế.”; Môi trường là vấn đề toàn cầu. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Tăng cường bảo vệ môi trường phải theo phương châm ứng xử hài hòa với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.”

Ngoài các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng được ban hành riêng cho lĩnh vực bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học nêu trên, các nội dung bảo vệ môi trường đều được nêu trong các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc. Trong đó, các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường là một trong số 03 nhóm chỉ tiêu chính của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội từng nhiệm kỳ. Điều này cho thấy, trong những năm gần đây, vấn đề môi trường đã được Đảng, Nhà nước quan tâm và thể chế hóa trong các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật.

Năm 1992, lần đầu tiên vấn đề bảo vệ môi trường được nêu tại văn bản pháp luật cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đó là Hiến pháp năm 1992, theo đó tại Điều 29 quy định Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường.

Năm 1993, Luật bảo vệ môi trường đầu tiên được Quốc hội thông qua, đã đặt nền móng cho việc hình thành hệ thống pháp luật về môi trường ở nước ta. Lần đầu tiên, các khái niệm cơ bản về môi trường, bảo vệ môi trường được định nghĩa một cách chuẩn tắc, quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân được quy định cụ thể và rõ ràng. Đồng thời, cũng đã khẳng định Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại;” “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân.Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.”

Năm 2005, trước những áp lực của tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự diễn biến sôi động và toàn diện của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời, để khắc phục những hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi của Luật bảo vệ môi trường năm 1993, Luật bảo vệ môi trường năm 2005 đã được ban hành. Theo đó, đã quán triệt, thể chế hoá quan điểm Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng về việc cần thiết phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”; đặc biệt là các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã đề ra các quy định cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, vừa gắn kết và hài hoà với các luật chuyên ngành liên quan, vừa thể hiện rõ vai trò chủ đạo trong việc điều chỉnh các quan hệ liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường. Những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong quá trình bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 với một số nguyên tắc sau: Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu”. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân”. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hoá, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.” …

Năm 2008, bên cạnh Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, với mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, Luật đa dạng sinh học, đã được Quốc hội ban hành. Là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đa dạng sinh học ở nước ta. Đến nay, công tác quản lý nhà nước về đa dạng sinh học đã có chuyển biến đáng kể, hệ thống tổ chức quản lý đa dạng sinh học được hình thành ở Trung ương và địa phương; với đạo luật chuyên ngành về quản lý, bảo tồn và phát triển ĐDSH được ban hành, đa dạng sinh học ở nước ta đã được quan tâm quản lý, bảo vệ nhằm đảm bảo năng suất bền vững của đất và cung cấp nguồn gen cho các loài sinh vật trên cạn và dưới biển. Tại Điều 4, Luật Đa dạng sinh học đã quy định một số nguyên tắc sau: Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân.” Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học; giữa bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học với việc xóa đói, giảm nghèo.”.

Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đa dạng sinh học đều giao Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước; giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và về đa dạng sinh học.

Năm 2013, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (Hiến pháp năm 2013) được thông qua và có hiệu lực thi hành. Trong tổng số 120 điều của Hiến pháp năm 2013, có 04 điều quy định các nội dung liên quan đến lĩnh vực môi trường, điều này khẳng định sự coi trọng vai trò của công tác bảo vệ môi trường bên cạnh sự phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt, Điều 43 Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người dân với môi trường: Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”.

Năm 2014, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 được ban hành để phù hợp với các nội dung bảo vệ môi trường của Hiến pháp năm 2013 và thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng thể hiện tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và đặc biệt là Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Bảo vệ môi trường 2005; bổ sung một số nội dung mới như tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu, an ninh môi trường...; hài hòa các quy định của Luật và các cam kết quốc tế về môi trường thể hiện tại các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã ký kết, tham gia. Theo đó, tại Điều 4, quy định về nguyên tắc bảo vệ môi trường, đã bổ sung một số nguyên tắc sau: Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.” Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia.” Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.”

 

 

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập323
  • Hôm nay102,227
  • Tháng hiện tại1,646,693
  • Tổng lượt truy cập19,224,350
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây