Việt Nam – Nhật Bản: Ký kết hợp tác về tăng trưởng các-bon thấp giai đoạn 2021-2030

Ngày 14/10/2021, thay mặt Chính phủ 2 nước, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về tăng trưởng các-bon thấp giữa hai Chính phủ giai đoạn 2021-2030.
Tham dự buổi Lễ ký kết, tại điểm cầu Việt Nam còn có Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành, đồng Chủ tịch Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Nhật Bản về JCM; ông OKABE Daisuke, công sứ, đồng Chủ tịch Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản về JCM và một số cán bộ của Đại sứ quán Nhật Bản; các Bộ, cơ quan và sự tham dự của Lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Biến đổi khí hậu và Văn phòng Bộ thuộc Bộ TN&MT.
Tại điểm cầu Nhật Bản có Bộ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản YAMAGUCHI Tsuyoshi Michael; Ông Vũ Hồng Nam, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản. 
 
Thể hiện trách nhiệm của Chính phủ hai nước trước thách thức mang tính thời đại.
Sau khi Bản ghi nhớ hợp tác về tăng trưởng các-bon thấp giai đoạn 2021-2030 được ký kết,  hai bên sẽ tiến hành tham vấn hợp tác chính sách chặt chẽ ở các cấp nhằm hướng tới tăng trưởng các-bon thấp trong khuôn khổ Liên hợp quốc, khu vực và song phương. Thúc đẩy đầu tư và phát triển các công nghệ, sản phẩm, hệ thống, dịch vụ và cơ sở hạ tầng phát thải các-bon thấp tại Việt Nam, thiết lập “Cơ chế tín chỉ chung” (JCM) và thực hiện cơ chế này phù hợp với các pháp luật và quy định trong nước liên quan đang có hiệu lực của mỗi nước.
Hai Bên cùng nhận thức rằng lượng giảm và hấp thụ khí nhà kính được kiểm chứng từ các dự án giảm nhẹ theo JCM sẽ được sử dụng như một phần của việc thực hiện cam kết quốc tế về nỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của Nhật Bản và nỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia của Việt Nam. Đồng thời, sẽ đảm bảo tính xác đáng của các phương pháp luận, tính minh bạch và toàn vẹn về môi trường của JCM và duy trì tính đơn giản và thiết thực của JCM nhằm khuyến khích các hoạt động cụ thể để giảm nhẹ và hấp thụ phát thải khí nhà kính toàn cầu.
Hai Bên sẽ không sử dụng bất kỳ dự án giảm nhẹ nào được đăng ký theo JCM cho mục đích khác để tránh sự tính toán hai lần của lượng phát thải KNK giảm được hoặc hấp thụ được. Đồng thời, hợp tác chặt chẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho hỗ trợ tài chính, công nghệ và tăng cường năng lực cần thiết cho việc thực hiện JCM. Đặc biệt, phía Nhật Bản sẽ hỗ trợ phía Việt Nam thực hiện JCM.
JCM sẽ bắt đầu hoạt động dưới dạng cơ chế tín chỉ phi thương mại. Hai Bên tiếp tục tham vấn về vấn đề chuyển đổi sang cơ chế tín chỉ thương mại và thống nhất vào thời điểm sớm nhất có thể, có tính đến việc thực hiện JCM. Hướng tới các đóng góp cụ thể trong việc hỗ trợ các nỗ lực thích ứng của các quốc gia đang phát triển thông qua JCM sau khi JCM được chuyển đổi sang cơ chế tín chỉ thương mại.
Tại lễ ký kết, Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, JCM thực sự là cơ chế toàn diện để các quốc gia trên thế giới cùng thể hiện mối quan tâm và đồng hành. Trong bối cảnh thế giới đang cùng nhau hướng tới Hội nghị COP26 với những cam kết mới, mạnh mẽ nhằm đẩy lùi “khủng hoảng” khí hậu, việc Việt Nam và Nhật Bản ký kết gia hạn Bản ghi nhớ để triển khai Cơ chế JCM đến hết năm 2030 có ý nghĩa rất quan trọng. Đây không chỉ là cơ sở để hai Chính phủ thúc đẩy phát triển các hoạt động hợp tác mà còn thể hiện trách nhiệm của Chính phủ hai nước trước thách thức mang tính thời đại. 
Sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ chế JCM sẽ thúc đẩy Việt Nam phát triển kinh tế các-bon thấp, kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Việc triển khai Cơ chế JCM cũng góp phần triển khai thực hiện hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt trong thực hiện các quy định về giảm phát thải khí nhà kính, tạo tiền đề cho phát triển thị trường các-bon trong tương lai. 
Hướng tới trung hòa các bon sớm nhất
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản YAMAGUCHI Tsuyoshi Michael cho biết, cơ chế JCM giữa Nhật Bản và Việt Nam được bắt đầu triển khai từ năm 2013 cho tới nay đã phê duyệt được 39 dự án, đã và đang góp phần vào việc thúc đẩy công nghệ, hạ tầng các bon thấp và cắt giảm khí nhà kính tại Việt Nam. Tại kỳ họp đối thoại chính sách môi trường Nhật Bản – Việt nam lần thứ 6 vào năm ngoái, hai bên đã thống nhất hợp tác toàn diện nhằm hướng tới phát thải các bon thấp tại Việt Nam, và JCM cũng đang được kỳ vọng sẽ là hợp tác quan trọng để thực hiện các mục tiêu của Thoả thuận Paris và hướng tới trung hoà các bon. Trong thời gian tới, Nhật Bản mong muốn thúc đẩy hơn nữa việc xây dựng hạ tầng môi trường, trong đó vận dụng cơ chế JCM với mục tiêu hai quốc gia cùng hướng tới trung hoà các bon. 
Về chương trình hợp tác nhằm hướng tới chuyển dịch sang xã hội không các bon. Bộ trưởng YAMAGUCHI Tsuyoshi Michael khẳng định, Nhật Bản rất vinh dự vì được đồng hành cùng Bộ TN&MT nghiên cứu hỗ trợ lập chiến lược dài hạn của Việt Nam. Xu hướng của thế giới là hướng tới trung hoà các bon sớm nhất có thể, và trên thực tế hành động này cũng đang lan rộng trong khối ASEAN. Nhật Bản mong muốn Việt Nam cam kết có phát thải đỉnh và trung hoà các bon sớm, Nhật Bản sẽ hợp tác hơn nữa để hỗ trợ Việt Nam trong việc chuyển dịch sang phát thải các bon thấp.
 
Về nội dung hợp tác trong lĩnh vực biến đổi khí hậu giữa Nhật Bản và ASEAN. Từ năm 2018, hợp tác này đã được triển khai ở 3 lĩnh vực đó là Minh bạch, giảm thiểu và thích ứng theo Chương trình hành động về biến đổi khí hậu Nhật Bản – ASEAN. Nhật Bản mong muốn đóng góp tích cực hơn nữa vào việc phát thải các bon thấp của khu vực ASEAN, và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của Việt Nam trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà rất đồng tình với những nội dung mà Bộ trưởng YAMAGUCHI Tsuyoshi Michael đã nêu. Đồng thời ghi nhận những hỗ trợ của Nhật Bản cho Việt Nam đã đóng góp cho sự thành công của Thoả thuận Paris. Việc đồng hành của Nhật Bản đã giúp Việt Nam xem xét và đưa ra quyết tâm chính trị về thời điểm đạt đỉnh phát thải và hướng tới mục tiêu đạt mức trung hoà các-bon.
20 10 2021 12
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu
Bộ trưởng Trần Hồng khẳng định, là quốc gia đang phát triển, Việt Nam sẽ thể hiện cam kết ở mức kỳ vọng nhất, đồng thời Việt Nam sẽ hưởng ứng những sáng kiến của Nhật Bản cũng như các sáng kiến quan trọng khác liên quan đến việc xây dựng các liên minh về thích ứng với biến đổi khí hậu, đến cam kết giảm phát thải khí nhà kính cũng như các liên minh về năng lượng tái tạo. Tới đây, tại Hội nghị COP26, Chính phủ Việt Nam sẽ có tuyên bố về mục tiêu giảm phát thải đến năm 2030 mạnh mẽ hơn so với NDC cập nhật cũng như thời điểm Việt Nam quyết tâm đạt mức trung hoà các-bon.
Về Chương trình nghị sự Biến đối khí hậu Nhật Bản – ASEAN, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá cao những hỗ trợ của Nhật Bản dành cho các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Đồng thời hoan nghênh việc Nhật Bản đề xuất sửa đổi Chương trình hành động Nhật Bản-ASEAN để đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh toàn cầu mới về ứng phó với biến đổi khí hậu. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ ủng hộ đề xuất của Nhật Bản tại cuộc họp Bộ trưởng Môi trường ASEAN – Nhật Bản và cuộc họp thượng đỉnh ASEAN – Nhật Bản sắp tới.
20 10 2021 13
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, thay mặt Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio thay mặt Chính phủ Nhật Bản đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về tăng trưởng các-bon thấp giữa hai Chính phủ cho giai đoạn 2021-2030. 
“Tôi mong muốn Ngài Bộ trưởng chia sẻ và thống nhất quan điểm rằng hai Bộ chúng ta cần giữ vai trò tiên phong trong hợp tác giải quyết các vấn đề cấp bách toàn cầu hiện hiện nay như phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, thu giữ các-bon. Đồng thời, đưa môi trường, khí hậu làm tiêu chuẩn đạo đức cao nhất khi phê duyệt các quyết định đầu tư phát triển của các doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp biến “nguy” thành “cơ” từ chính nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên.” – Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
20 10 2021 14
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi lễ Ký kết
Các đại biểu đều tin tưởng rằng, việc ký và triển khai hiệu quả Bản ghi nhớ cũng đã và sẽ tiếp tục thắt chặt quan hệ hữu nghị, đối tác chiến lược sâu rộng, toàn diện; nổi bật trên các phương diện kinh tế, thương mại, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giữa hai Chính phủ.
Bản ghi nhớ hợp tác về tăng trưởng các-bon thấp giữa Việt Nam và Nhật Bản được ký kết lần đầu vào tháng 7 năm 2013 và ký gia hạn vào tháng 6 năm 2017 với thời hạn đến hết năm 2020 để triển khai thực hiện Cơ chế tín chỉ chung (JCM) nhằm thúc đẩy đầu tư, phát triển các công nghệ, sản phẩm, hệ thống, dịch vụ và cơ sở hạ tầng phát thải các-bon thấp tại Việt Nam trên cơ sở hỗ trợ về tài chính và công nghệ từ Chính phủ Nhật Bản.
Để triển khai Cơ chế JCM tại Việt Nam, Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản được thành lập với 18 thành viên, do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam giữ vai trò đồng Chủ tịch. Cục Biến đổi khí hậu là cơ quan thường trực giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường... Qua 8 năm thực hiện, Ủy ban hỗn hợp đã phê duyệt 15 phương pháp luận, đăng ký 14 dự án, cấp 4.415 tín chỉ các-bon. Kinh phí hỗ trợ nhận được từ phía Nhật Bản cho Cơ chế JCM ước tính khoảng 35 triệu USD, chiếm gần 40% tổng kinh phí các dự án.
 
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập55
  • Hôm nay8,946
  • Tháng hiện tại463,335
  • Tổng lượt truy cập26,990,292
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây