Hợp tác thúc đẩy triển khai Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và Bản sửa đổi, bổ sung Kigali tại Việt Nam giai đoạn 2021-2026

Ngày 22/10, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt – Lạnh (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) và Hội Khoa học kỹ thuật Lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ nhằm Hợp tác thúc đẩy triển khai Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và Bản sửa đổi, bổ sung Kigali tại Việt Nam giai đoạn 2021-2026. Tham dự Lễ ký kết có TS. Tăng Thế Cường - Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Bộ Tài nguyên và Môi trường, TS. Tạ Quang Ngọc - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam, nguyên Ủy viên TW Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản, PGS, TS. Nguyễn Việt Dũng - Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt - Lạnh.
TS. Tăng Thế Cường - Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Lễ ký kết
TS. Tăng Thế Cường - Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Lễ ký kết
Phát biểu tại Lễ ký kết, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Bộ Tài nguyên và Môi trường Tăng Thế Cường cho biết, Việt Nam chính thức là thành viên của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn từ năm 1994. Thực hiện nghĩa vụ quốc gia thành viên, Việt Nam đã hoàn thành loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn như CTC, CFC, Halon, Methyl Bromide, HCFC-141b nguyên chất; đang triển khai Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC giai đoạn II theo lộ trình Nghị định thư Montreal quy định; chuẩn bị xây dựng Kế hoạch quản lý, loại trừ dần các chất HFC theo lộ trình thực hiện Bản sửa đổi, bổ sung Kigali trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal được Chính phủ phê duyệt tham gia tại Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 04/9/2019.
Ông Tăng Thế Cường cũng đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ của Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt – Lạnh (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) và Hội Khoa học kỹ thuật Lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam trong quá trình xây dựng, tổ chức lấy ý kiến các bên liên quan về nội dung bảo vệ tầng ô-dôn trong dự thảo Nghị định và Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2020. Năm 2020, Cục Biến đổi khí hậu thông qua dự án “Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam giai đoạn II” đã phối hợp Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt – Lạnh tổ chức đào tạo về thực hành tốt trong lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị lạnh và điều hòa không khí cho giảng viên nguồn của trường cao đẳng nghề trong cả nước.
Với mục tiêu thúc đẩy triển khai thực hiện Nghị định thư Montreal và Bản sửa đổi, bổ sung Kigali tại Việt Nam, Bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt – Lạnh và Hội Khoa học kỹ thuật Lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam giai đoạn 2021-2026 tập trung vào các lĩnh vực hợp tác chính: (i) Xây dựng cơ chế, chính sách và phản biện xã hội về bảo vệ tầng ô-dôn và quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal và Bản sửa đổi, bổ sung Kigali; (ii) Xây dựng đề xuất và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ trong lĩnh vực bảo vệ tầng ô-dôn và quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal và Bản sửa đổi, bổ sung Kigali; (iii) Trao đổi, chia sẻ thông tin về chính sách quản lý, cập nhật tiến bộ khoa học và công nghệ về bảo vệ tầng ô-dôn, thân thiện với khí hậu; (iv) Xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt động đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho giảng viên nguồn, kỹ thuật viên, thợ sửa chữa trong lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lạnh và điều hòa không khí; (v) Triển khai các hoạt động truyền thông, tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức cho các bên liên quan về bảo vệ tầng ô-dôn và quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal và Bản sửa đổi, bổ sung Kigali.
28 10 2021 2
Các đại biểu chứng kiến Lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa Cục Biến đổi khí hậu Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt – Lạnh (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) và Hội Khoa học kỹ thuật Lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam
Trong vòng 10 năm qua, nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát, dây chuyền làm lạnh đang gia tăng nhanh chóng, dẫn đến việc sử dụng các chất HFC, các chất gây hiệu ứng nhà kính gia tăng cao. Vì vậy, các hoạt động hợp tác chia sẻ kinh nghiệm quản lý, hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực có ý nghĩa quan trọng để xây dựng và thực hiện hiệu quả kế hoạch quản lý, loài trừ các chất HFC của Việt Nam.
 “Bản ghi nhớ hợp tác được ký kết sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu, và tổ chức xã hội nghề nghiệp trong việc quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát, đóng góp vào việc thực hiện thành công cam kết của Việt Nam với quốc tế” – Cục trưởng Tăng Thế Cường nhấn mạnh.
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay10,533
  • Tháng hiện tại454,761
  • Tổng lượt truy cập26,981,718
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây