Hiệp ước toàn cầu mới sẽ góp phần thúc đẩy sáng kiến quản lý ô nhiễm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) tại Singapore vừa công bố báo cáo “Một hiệp ước mới về ô nhiễm nhựa: Góc nhìn từ châu Á” vào ngày 25 tháng 10 năm 2021. Theo đó, hiệp ước sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, hệ sinh thái và các nền kinh tế ở châu Á, đưa ra các giải pháp khả thi cho cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa vốn đang gây các tác động nghiêm trọng trong khu vực.
Báo cáo chỉ ra rằng, thông qua việc tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, loại bỏ các rào cản thương mại, một khuôn khổ quốc tế mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia châu Á thực hiện các giải pháp, như áp dụng mục tiêu cắt giảm cấp quốc gia, ban hành quy định pháp luật để loại bỏ các sản phẩm nhựa dùng một lần và triển khai các cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất.
Dựa trên kết quả tham vấn với Chính phủ từ mười nước trong khu vực, báo cáo còn nêu rõ lợi ích mà các quốc gia ở châu Á, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, có thể nhận được từ hiệp ước toàn cầu mới này. Một vài trong số đó có thể kể đến như gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ kỹ thuật, cách thức quản lý chất thải nhựa và chia sẻ thông tin, kiến thức về các phương pháp giám sát và báo cáo.
Tiến sĩ Alison Budden, Cố vấn Chính sách Cấp cao tại WWF-Singapore chia sẻ: “Tình trạng ô nhiễm nhựa đại dương vẫn ở mức cao, bất chấp những nỗ lực giải quyết trong khu vực. Một hiệp ước toàn cầu mới sẽ là giải pháp cho các vấn đề còn tồn đọng trong khu vực như thiếu dữ liệu về vòng đời của nhựa, thiếu hụt kiến thức, giám sát không đầy đủ, quản lý chất thải nhựa kém hiệu quả, cũng như thiếu khả năng tiếp cận nguồn vốn và công nghệ. Trước thềm phiên họp Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA 5.2) sẽ diễn ra vào năm 2022, các quốc gia thành viên châu Á cần phải tích cực tham gia vào các diễn đàn quốc tế và đảm bảo việc thông qua nhiệm vụ đàm phán tại UNEA 5.2.”
Hiện có hơn 200 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm trên thế giới, với 41% trong số đó không được xử lý đúng cách (đốt hoặc xả ra ngoài môi trường) ở một số quốc gia. Bên cạnh đó, năm quốc gia xả rác thải nhựa xuống biển nhiều nhất đều thuộc khu vực châu Á, chiếm hơn 50% lượng rác thải nhựa đại dương trên toàn cầu.
28 10 2021 1
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Sự thiếu hiểu biết và đánh giá sai về cái giá thật sự của nhựa sẽ có thể dẫn đến sản xuất nhựa tăng gấp đôi và ô nhiễm nhựa tăng gấp ba lần vào năm 2040.
Hiện nay, ngày càng có nhiều quốc gia kêu gọi đàm phán một hiệp ước toàn cầu mới, trong khi các nước ở châu Á như Nhật Bản, Maldives, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Đông Timo và Việt Nam đều tán thành về tính cấp thiết của việc thành lập một hiệp ước Liên Hợp Quốc mới về ô nhiễm nhựa tại kỳ họp thứ năm của Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc vào tháng 2 năm 2022.
Đây cũng là quan điểm của hơn 2/3 các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, hơn 75 doanh nghiệp và 2,1 triệu người dân toàn cầu.
Marilyn Quizon-Mercado, Điều phối viên Chính sách Nhựa Khu vực của sáng kiến "Vì một Châu Á không có nhựa trong tự nhiên" do WWF-Philippines khởi xướng, cho biết: “Châu Á là khu vực chịu tác động nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa toàn cầu, nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết khủng hoảng này. Theo báo cáo, mặc dù một số quốc gia trong khu vực vẫn đang cân nhắc về việc thiết lập một khuôn khổ toàn cầu, nhiều chính phủ đã và đang hướng về các nỗ lực chung để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa toàn cầu. Minh chứng là ngày càng có nhiều quan điểm cho rằng thỏa thuận toàn cầu mới sẽ thúc đẩy các sáng kiến và những thay đổi có tính hệ thống, tác động lên tất cả giai đoạn trong vòng đời của nhựa.”
WWF kêu gọi chính phủ các nước cùng hợp tác và ủng hộ một thỏa thuận toàn cầu mang tính ràng buộc pháp lý về ô nhiễm nhựa.
 
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay10,643
  • Tháng hiện tại157,873
  • Tổng lượt truy cập26,403,193
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây