Đẩy mạnh cam kết về an ninh nguồn nước
Trong một lời kêu gọi hành động vào cuối Hội nghị thượng đỉnh núi cao tuần này để giải quyết sự nóng lên toàn cầu khiến các dòng sông băng tan chảy nhanh, cùng với các cánh đồng tuyết, băng vĩnh cửu và các hệ sinh thái liên quan - gọi chung là tầng hầm, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và các đối tác tuyên bố sẽ đẩy mạnh cam kết về vấn đề an ninh nước và thiên tai liên quan đến băng tan ở các vùng núi.
Những thay đổi trên khắp các ngọn núi trên thế giới đang làm thay đổi tầng đối lưu và tác động đến dòng chảy của nước ngọt, đáp ứng nhu cầu của hơn một nửa nhân loại. Trong hực tế, chúng là những tháp nước của thế giới.
Ngoài ra, vấn đề những tảng băng dần biến mất đang trải dài từ sườn núi đến các cộng đồng đô thị ở hạ lưu khi các đồng cỏ phụ thuộc vào băng tan trở nên khô cằn và tuyết lở, lũ lụt và các thảm họa khác “dập tắt” cuộc sống và làm suy yếu nền kinh tế địa phương.
WMO cam kết sẽ dẫn đầu nỗ lực ngăn chặn xu hướng trên khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh diễn ra ba ngày tại Geneva, Thụy Sĩ để giải quyết những thay đổi đối với hệ thống và nguồn cung cấp nước.
Để cải thiện các quan sát trên núi cao và có thể dự báo tốt hơn các thảm họa tiềm ẩn và hành động cứu hộ kịp thời, WMO sẽ đưa ra sự lãnh đạo và hướng dẫn trong Sáng kiến về Quan sát và Dự báo Núi Cao Tích hợp. Động thái này xuất phát từ lời kêu gọi hành động của WMO, có tên gọi “Tránh các cuộc khủng hoảng sắp xảy ra trong thời tiết, khí hậu, tuyết, băng và nước ở vùng núi: Con đường dẫn đến tương lai toàn cầu bền vững”.
Sáng kiến này nhằm tăng cường dự báo và khả năng phục hồi thảm họa khí hậu và là một công cụ giúp khắc phục khủng hoảng khí hậu, làm bay hơi băng tuyết và căng thẳng liên quan đến nước.
WMO cho rằng phát triển bền vững và bảo tồn hệ sinh thái núi nên là một phần không thể thiếu trong chính sách phát triển quốc tế. Ngoài ra, việc chia sẻ dữ liệu xuyên biên giới và truyền thông dự báo sẽ rất quan trọng trong việc bảo vệ các vùng núi cao.
Một trong những thách thức lớn nhất thế giới
Hơn 150 người tham gia Hội nghị thượng đỉnh núi cao từ khắp nơi trên thế giới nhấn mạnh các tác động không an toàn về nước của băng tuyết tan chảy trong cộng đồng của họ.
Ở Thụy Sĩ, sông băng đã mất 10% khối lượng của chúng trong 5 năm qua, 2% trong số đó giảm dần trong năm ngoái. “Vào cuối thế kỷ này, 90% của 4.000 tảng băng còn lại của quốc gia này có thể tan chảy”, Ủy viên Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ thông tin.
Mùa hè năm 2019 chứng kiến những đợt nắng nóng dữ dội, tương đương với mức tiêu thụ nước uống hàng năm của Thụy Sĩ đã tan chảy từ sông băng chỉ trong 15 ngày.
Tuyên bố về hội nghị thượng đỉnh cho biết: “An ninh nguồn nước đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất của dân số trên thế giới và sự không chắc chắn về nguồn nước ngọt từ các con sông miền núi là một yếu tố rủi ro đáng kể đối với hệ sinh thái địa phương và hạ nguồn, nông nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất lương thực, thủy sản, sản xuất thủy điện, giao thông vận tải, du lịch, giải trí, cơ sở hạ tầng, cấp nước sinh hoạt và sức khỏe con người”.
Các quan sát viên quốc tế cho thấy một sự tăng tốc trong sự sụt giảm của 31 sông băng lớn trong hai thập kỷ qua nhưng việc thiếu dữ liệu cần thiết đã cản trở giám sát đáng tin cậy.
Hội nghị thượng đỉnh về núi đã nhấn mạnh sự khan hiếm của khí tượng, khí quyển và các quan sát liên quan ở các vùng núi, nhưng nhấn mạnh tiềm năng của giám sát dựa vào không gian.
Một báo cáo trong tháng 9 vừa qua của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của LHQ đã chỉ rõ gánh nặng ngày càng tăng của BĐKH, sự căng thẳng về BĐKH đối với các hệ thống nước và các tác động đối với các loài, sinh kế và nền kinh tế.
BBT (Nguồn: Báo TN&MT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn