Đánh giá, lựa chọn mô hình, công nghệ tối ưu cho xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn

Sáng ngày 24/8, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thảo luận về các mô hình, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn và khuyến cáo áp dụng cho các địa phương.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân phát biểu tại cuộc họp
Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân phát biểu tại cuộc họp

Theo báo cáo sơ bộ của Tổng cục Môi trường, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) nói chung và chất thải rắn nông thôn nói riêng ở nước ta được xử lý bằng 03 hình thức: đốt, chôn lấp và sản xuất phân compost. Đối với mỗi hình thức xử lý có những mặt mạnh và hạn chế khác nhau.

Về xử lý CTRSH bằng hình thức đốt, trên cả nước có khoảng 200 lò đốt CTRSH, đa số là các lò đốt công suất nhỏ, công suất xử lý dưới 500kg/giờ. Về xử lý CTRSH bằng hình thức chôn lấp, theo thống kê tính đến năm 2016 có khoảng 458 bãi chôn lấp CTRSH (quy mô trên 1ha), ngoài ra còn có các bãi chôn lấp quy mô nhỏ ở các xã chưa được thống kê đầy đủ. Hiện nay vẫn còn tồn tại các bãi chôn lấp CTRSH không hợp vệ sinh tại các các địa phương, các vùng nông thôn. Về xử lý CTRSH thành phân hữu cơ, hiện nay, các cơ sở xử lý CTRSH thành phân hữu cơ chủ yếu sử dụng công nghệ ủ hiếu khí hoặc kị khí.

Hai hình thức phổ biến xử lý CTRSH ở nông thôn là đốt hoặc chôn lấp. Tuy nhiên, cả hai phương pháp đều đang bộc lộ hạn chế và chưa giải quyết được triệt để vấn đề nan giải trong công tác xử lý CTRSH ở nông thôn. Công nghệ đốt chất thải rắn nhập khẩu không phù hợp với thực tế CTR nông thôn, chưa được phân loại tại nguồn, nhiệt trị của chất thải rắn sinh hoạt thấp. Việc sử dụng công nghệ chôn lấp tại nông thôn hiện nay chủ yếu là chôn lấp không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường, đồng thời tốn nhiều quỹ đất, không tận dụng được các loại chất thải rắn có khả năng tái chế, tái sử dụng.

Để giải quyết vấn đề quá tải ở các bãi rác ở nông thôn, một số mô hình lò đốt đã được áp dụng thí điểm ở nhiều địa phương trong toàn quốc. Bước đầu các công nghệ cho thấy có thể giúp giảm lượng rác thải phát sinh, hạn chế gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan khu vực. Tuy nhiên, việc vận hành không đúng yêu cầu kỹ thuật như: không đảm bảo nhiệt độ đốt của lò, khối lượng CTR đốt lớn hơn công suất cho phép... cũng có thể làm phát sinh các loại chất thải độc hại như Dioxin, Furan.

Như vậy, hiện nay, ở cả khu vực đô thị và nông thôn, chưa có địa phương nào có mô hình xử lý CTRSH hoàn thiện đạt được cả các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường. Hầu hết các mô hình hiện nay chưa đảm bảo tính bền vững.

Tại cuộc họp, đại diện các Bộ ngành đều thống nhất cao rằng cần thiết phải có đánh giá toàn diện về tình hình quản lý và các mô hình xử lý CTRSH tại các địa phương; đánh giá về công nghệ, tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường của từng mô hình. Qua đó, sẽ lựa chọn được mô hình tối ưu, đảm bảo tính bền vững và khuyến khích nhân rộng trên toàn quốc.

danh gia mo hinh 2
Toàn cảnh cuộc họp

Phát biểu tại cuộc họp, nhất trí với ý kiến của các Bộ ngành, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân giao Tổng cục Môi trường tiến hành đánh giá toàn diện theo căn cứ khoa học về tính bền vững đối với các mô hình xử lý CTR tại địa phương, từ đó sẽ lựa chọn mô hình bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường để nhân rộng tại địa phương. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý và xử lý CTR để triển khai thực hiện các mô hình này.

Cùng với việc đánh giá các mô hình, Thứ trưởng cũng đề nghị cần có các giải pháp đẩy mạnh phân loại chất thải tại nguồn, để thuận tiện cho việc thu gom, xử lý chất thải và tận dụng được phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, góp phần giảm phế liệu nhập khẩu.

Trong khuôn khổ chuẩn bị cho các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2018 với chủ đề “Quản lý rác thải vì môi trường nông thôn bền vững”, Thứ trưởng giao Tổng cục Môi trường phối hợp với các Bộ ngành liên quan tổ chức Hội thảo khoa học về quản lý và xử lý CTR nhằm thảo luận, trao đổi với các chuyên gia, nhà khoa học về các mô hình, công nghệ xử lý CTR hiện nay.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập110
  • Hôm nay18,515
  • Tháng hiện tại85,289
  • Tổng lượt truy cập27,109,453
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây