Nhìn lại một năm đã qua, năm 2017, lưu vực sông Mê Công có nhiều biến động. Nhu cầu khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn gia tăng mạnh, góp phần làm giảm dòng chảy mùa kiệt, giảm lượng phù sa về tới Châu thổ. Biến đổi khí hậu cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan, hiện tượng sạt lở nghiêm trọng đang là thách thức ngày càng hiện hữu đối với các ngành sản xuất, đời sống dân sinh và sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Nếu như những năm trước công tác quản lý tài nguyên nước ở địa phương còn bị bỏ ngỏ, đến nay, việc quản lý nước đã được lãnh đạo các tỉnh, thành phố quan tâm và đặt lên hàng quan trọng. Bởi, đến thời điểm này, nước là nguồn tài nguyên không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người.
Theo báo cáo của Cục quản lý Tài nguyên nước, năm 2017 cả nước đã cấp được 2.815 giấy phép tài nguyên nước các loại (cấp mới 87%, gia hạn 13%), trong đó cấp phép xả nước thải vào nguồn nước 1.195 giấy phép (chiếm 42%), khai thác sử dụng nước mặt 243 giấy phép (chiếm 9%), thăm dò nước dưới đất 237 giấy phép (chiếm 8%), khai thác sử dụng nước dưới đất 1.031 giấy phép (chiếm 37%), hành nghề khoan nước dưới đất 109 giấy phép (chiếm 4%).
Ngày 2 tháng 2 hàng năm được chọn là Ngày đất ngập nước thế giới. Đây cũng là ngày Thế giới và Liên Hợp Quốc thông qua Công ước về vùng đất ngập nước vào ngày 2 tháng 2 năm 1971, tại thành phố Ramsar, Iran (Công Ước Ramsar).
Sáng 29/12, tại Hà Nội, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2018. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị.