Gỡ vướng về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Bài 1: Vẫn còn “nút thắt”

(TN&MT) - Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cả nước đã dần đi vào nền nếp và đạt được kết quả nhất định. Tuy vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện, công tác này ở nhiều địa phương còn nhiều điểm nghẽn.
Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất gặp nhiều khó khăn. Ảnh: MH
Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất gặp nhiều khó khăn. Ảnh: MH

Hiện nay, cả nước đã cấp được 23,5 triệu ha trên tổng diện tích cần cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận), đạt tỷ lệ 97,3% diện tích cần cấp Giấy chứng nhận lần đầu, nhưng còn những vướng mắc cần tháo gỡ.

Ông Hoàng Ngọc Phương, Cục trưởng Cục Đăng ký đất đai (Tổng cục Quản lý đất đai) cho biết, lịch sử quản lý đất đai tại Việt Nam trải qua quá trình dài, phức tạp, bị chia cắt thành các khu vực có phương thức thiết lập quản lý khác nhau; việc đầu tư cho công tác quản lý Nhà nước còn hạn chế về nguồn lực (nguồn lực về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực về nhân lực). Vì vậy, việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gặp rất nhiều khó khăn.

Để đạt được đạt kết quả cấp Giấy chứng nhận lần đầu đạt tỷ lệ 97,3%, Tổng cục Quản lý đất đai đã tham mưu Bộ TN&MT, cùng Chính phủ, Quốc hội thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, tạo công cụ pháp lý trong quản lý Nhà nước về đất đai được chặt chẽ, hiệu quả.

Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TN&MT, Chính phủ, Quốc hội ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận. Việc hoàn thiện chính sách, thể chế như xây dựng Luật Đất đai năm 2013, các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, các Thông tư… là hành lang pháp lý đặc biệt quan trọng, cơ sở để các địa phương triển khai, thực hiện cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai.

Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TN&MT đã phối hợp cùng Thanh tra Chính phủ tổ chức nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương. Công tác trên đã góp phần tích cực phát hiện các tồn tại, hạn chế, xử lý các sai phạm, đồng thời, uốn nắn, chấn chỉnh các địa phương.

Bên cạnh đó, sự vào cuộc của các địa phương trong việc nghiêm túc triển khai thực hiện, coi là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, chỉ đạo, phối hợp sát sao giữa các cơ quan, tổ chức. Thực hiện nhiều giải pháp, cách thức để hoàn thành căn bản việc cấp Giấy chứng nhận.

Đồng thời, nâng cao chất lượng cán bộ, lãnh đạo quản lý và thực thi nghiệp vụ bằng nhiều giải pháp cụ thể như thường xuyên tuyên truyền, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao nhận thức. Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TN&MT, cùng UBND các tỉnh, các Sở TN&MT đã liên tục mở các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thực thi tại các cấp trong công tác quản lý đất đai, đặc biệt với công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.

Từ các nỗ lực, giải pháp trên, công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đưa đất đai tham gia vào thị trường bất động sản, tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Trao đổi với phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường về nguyên nhân 2,7% diện tích chưa được nhận chưa được cấp Giấy chứng nhận lần đầu, ông Hoàng Ngọc Phương, Cục trưởng Cục Đăng ký đất đai cho biết, nguyên nhân chủ yếu hầu hết là do người dân phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai nhưng người dân không có khả năng nộp hoặc không có nhu cầu ghi nợ nghĩa vụ tài chính trên Giấy chứng nhận.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp do có vi phạm trong quản lý, sử dụng đất (đất lấn, chiếm, giao trái thẩm quyền, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang làm nhà ở...). Đặc biệt, tại các dự án phát triển nhà ở, còn tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất bằng giấy tờ viết tay từ ngày 1/1/2008 trở lại đây.

Ở đô thị tồn tại tình trạng cơ quan, tổ chức bán nhà ở cho cán bộ, công nhân viên nhưng đơn vị chủ quản đã giải thể mà chưa thực hiện bàn giao nhà ở về cơ quan Nhà nước để làm thủ tục bán nhà cho người sở hữu nhà gắn với quyền sử dụng đất, một số trường hợp tự ý xây dựng trái quy hoạch, một số trường hợp hồ sơ quản lý nằm ở các cơ quan khác nhau do phân cấp quản lý trước đây (như cơ quan xây dựng, ban quản lý nhà ở đô thị, công ty quản lý nhà...).

Ngoài ra, một số tổ chức đã giao đất cho hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở tuy nhiên chưa thực hiện rà soát, bàn giao về địa phương; đối với các dự án phát triển nhà ở còn tình trạng chủ đầu tư vi phạm pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở và pháp luật về xây dựng. Việc tổ chức triển khai các quy định về cấp giấy chứng nhận ở một số nơi vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người sử dụng đất.

BBT (Nguồn: Báo TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập45
  • Hôm nay14,939
  • Tháng hiện tại176,695
  • Tổng lượt truy cập27,200,859
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây