Bộ Tài nguyên và Môi trường: Triển khai 5 giải pháp ngăn chặn vi phạm pháp luật đất đai

Đó là nội dung được Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà gửi công văn trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội gửi tới Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV về nội dung: Cử tri phản ánh nhiều tổ chức, cá nhân ở các địa phương có hành vi lấn, chiếm đất, mua bán, chiếm dụng đất trái phép, vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai nhưng không bị xử lý, hoặc xử lý không triệt để, gây tranh chấp, khiếu kiện kéo dài và bức xúc trong dư luận nhân dân.
Bộ TN&MT đã tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai ở 1 số địa phương
Bộ TN&MT đã tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai ở 1 số địa phương

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, sơ kết, đánh giá việc tổ chức thi hành Luật Đất đai cho thấy, tình trạng vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai vẫn diễn ra ở nhiều địa phương, đơn vị, đặc biệt, những nơi còn buông lỏng công tác quản lý đất đai; như tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, tự ý chuyển đất rừng nghèo sang trồng cao su, chuyển mục đích sử dụng đất có rừng, đất lúa sang trồng cây ăn quả, xây dựng nhà ở không theo quy định, thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không đăng ký với Nhà nước… như ý kiến Đại biểu nêu.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, thời gian qua, Bộ TN&MT đã tổ chức thực hiện các giải pháp cụ thể. Thứ nhất, Bộ đã tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra việc việc quản lý, sử dụng đất đai, việc chấp hành pháp luật về đất đai và việc tổ chức thi hành Luật Đất đai ở một số địa phương.

Trong giai đoạn từ năm 2015 - 2018, toàn ngành TN&MT đã tiến hành hơn 2.300 cuộc thanh tra, kiểm tra, qua đó, đã phát hiện kiến nghị xử lý thu hồi diện tích 22.362 ha đất. Trong đó, Bộ đã thực hiện thanh tra trách nhiệm trên địa bàn 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Qua thanh tra, kiểm tra đã giúp cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn; kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế trong việc thực thi pháp luật để khắc phục, chấn chỉnh, xử lý theo quy định, không làm thất thoát tài sản Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; đề ra những giải pháp hữu hiệu, mang tính đột phá nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai. Ngoài ra, còn giúp phát hiện những chồng chéo, bất cập về chính sách, pháp luật trong lĩnh vực đất đai để kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế nhằm tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, đồng bộ, giúp công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngày càng đi vào nền nếp, ổn định.

Thứ hai, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 01/CT- TTg ngày 3/1/2018 về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai, trong đó, có các giải pháp về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, Bộ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc và chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện.

Thứ ba, xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020” (Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ). Triển khai thực hiện Đề án này, trong 2 năm 2016 - 2017, Bộ đã chỉ đạo tập trung thanh tra trách nhiệm của UBND cấp huyện và cấp xã trong việc quản lý đất đai, trọng tâm là việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân và việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất. Bộ đã tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương xử lý, khắc phục các tồn tại, sai phạm phát hiện qua thanh tra trong năm 2016 - 2017.

Thứ tư, rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo hướng bổ sung và làm rõ thêm các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, tăng mức xử phạt đối với một số hành vi, quy định biện pháp khắc phục hậu quả để đảm bảo khả thi hơn, quy định rõ hơn trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người đứng đầu trong việc để xảy ra vi phạm pháp luật đất đai. Đến nay, dự thảo Nghị định đã được hoàn thiện theo ý kiến của các Thành viên Chính phủ để trình Chính phủ ban hành.

Thứ năm, thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh về các vi phạm pháp luật về đất đai.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, thời gian tới, Bộ TN&MT sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm các giải pháp trong Đề án 1675 của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và trực tiếp tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra việc thi hành Luật Đất đai theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

BBT (Nguồn: Báo TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập71
  • Hôm nay11,173
  • Tháng hiện tại158,403
  • Tổng lượt truy cập26,403,723
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây