Quản lý đất đai: Hoàn thiện thể chế - Tạo đột phá

Đất đai là lĩnh vực luôn “nóng”, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm và đòi hỏi có những giải pháp quản lý hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.
Ngành TN&MT tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ảnh: Hoàng Minh
Ngành TN&MT tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ảnh: Hoàng Minh

Nhiều thách thức

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Chính phủ đã ban hành 13 Nghị định; các Bộ, ngành đã ban hành 50 Thông tư, Thông tư liên tịch, trong đó, Bộ TN&MT đã chủ trì ban hành 35 Thông tư. Nhìn chung, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai được trình ban hành theo đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo kịp thời, có hiệu lực ngay khi Luật Đất đai có hiệu lực thi hành; khắc phục được tình trạng Luật chờ các văn bản hướng dẫn. Việc ban hành đồng thời các văn bản hướng dẫn thi hành Luật có hiệu lực cùng với Luật Đất đai đã đánh dấu một bước tiến quan trọng, được xã hội ghi nhận và đánh giá cao trong việc chuẩn bị, tổ chức thi hành Luật Đất đai.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động rà soát các Điều, Khoản được giao trong Luật và Nghị định để quy định chi tiết thi hành. Tính đến cuối năm 2018, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành hơn 1.141 văn bản quy định cụ thể đối với 41 nội dung theo phân cấp; tập trung vào các lĩnh vực giá đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quy định về hạn mức sử dụng đất, diện tích tối thiểu được phép tách thửa.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong những năm qua, hiện lĩnh vực quản lý đất đai vẫn đang phải đối diện với không ít thách thức. Theo Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách TN&MT Nguyễn Thế Chinh, chiến lược về quản lý tài nguyên đất chưa được xây dựng và ban hành, do đó còn thiếu định hướng dài hạn trong quản lý đất đai. Còn thiếu sự đồng bộ, thống nhất giữa các quy hoạch liên quan đến sử dụng đất như: Quy hoạch xây dựng, quy hoạch các khu công nghiệp, đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới… Vì vậy, việc triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, việc thực hiện quy hoạch còn chưa tốt, trong khi có nhiều ngành sử dụng đất với quy mô lớn nhưng chưa tuân thủ những quy định hiện hành hoặc thiếu những quy định ràng buộc dẫn đến tình trạng đất đai bị khoanh bao, đầu tư dàn trải nhưng hiệu quả sử dụng đất thấp, tình trạng lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch chưa được phát hiện và xử lý kịp thời; việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ những nội dung quy hoạch không còn phù hợp với thực tế chưa được coi trọng, chấp hành không nghiêm túc, đầy đủ theo quy định. Vẫn còn tình trạng quy hoạch treo, chậm triển khai các dự án đầu tư, gây lãng phí trong sử dụng đất, tác động tiêu cực đến đời sống của người dân.

Đặc biệt, việc sử dụng đất trong nông nghiệp còn manh mún; chính sách tích tụ ruộng đất, “dồn điền đổi thửa” chưa đạt được kết quả như mong đợi. Quá trình tích tụ, tập trung đất đai diễn ra còn chậm, bình quân diện tích đất hộ nông nghiệp chỉ vào khoảng 0,46 ha và trung bình được chia thành 2,83 mảnh. Ruộng đất manh mún đang là yếu tố cản trở người dân và doanh nghiệp đầu tư dài hạn vào nông nghiệp. Trên thực tế, có trường hợp đã tích tụ, tập trung được đất đai nhưng vẫn chưa tổ chức sản xuất và khai thác sử dụng có hiệu quả đất đai, tình trạng không đưa đất vào sử dụng còn khá phổ biến.

Nhiều địa phương còn buông lỏng quản lý hoặc lúng túng, chậm trễ, trong việc xử lý tình trạng người dân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, nhiều địa phương việc xây dựng hạ tầng còn chậm, diện tích hoàn thành xây dựng hạ tầng còn thấp (khu công nghiệp đạt 58,65%, cụm công nghiệp đạt 47,53%, khu chế xuất 82,48%); việc cấp Giấy chứng nhận cho người thuê, thuê lại đất để sản xuất kinh doanh còn chậm (khu công nghiệp cấp 40,80% diện tích; cụm công nghiệp cấp 58,69% diện tích; khu chế xuất chưa cấp), ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất…

Ngoài ra, còn thất thu ngân sách Nhà nước với tiền thuê đất, hiện cả nước còn nhiều tổ chức kinh tế đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất nhưng chưa chuyển sang thuê đất theo quy định của Luật Đất đai (còn 2.803 tổ chức với tổng diện tích là 653.655 ha, chưa kể các công ty nông, lâm nghiệp); gây thất thu khá lớn tiền thuê đất hàng năm cho ngân sách.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật

Bộ TN&MT cho biết, để tăng cường công tác quản lý đất đai, thời gian tới, các địa phương tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp Luật Đất đai, nâng cao chất lượng, tiến độ xây dựng, tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm công khai, minh bạch trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, xác định giá đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư, tăng cường đấu giá quyền sử dụng đất; khắc phục ngay tình trạng không thống nhất giữa các quy định của pháp luật về đất đai và các pháp luật khác có liên quan. Hoàn thiện cơ chế tích tụ tập trung đất đai theo cơ chế thị trường, tạo quỹ đất nông nghiệp quy mô lớn gắn với quy hoạch các vùng chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo đời sống, việc làm cho nông dân; tăng cường quản lý, khắc phục suy thoái đất; có cơ chế kiểm soát đầu cơ đất đai. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, sớm hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai.

Tăng cường việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các cấp và các đối tượng sử dụng đất. Rà soát, thống kê đầy đủ các trường hợp còn tồn đọng chưa đăng ký đất đai; chỉ đạo giải quyết việc cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp đủ điều kiện. Tổ chức rà soát các tổ chức kinh tế đã được Nhà nước giao đất mà theo quy định của pháp luật đất đai thuộc đối tượng phải chuyển sang thuê đất, các đơn vị sự nghiệp công lập đã tự chủ tài chính đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để chuyển sang thuê đất theo đúng quy định của pháp luật.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra đã ban hành để phát hiện, xử lý kiên quyết, dứt điểm các vi phạm, không để tồn tại kéo dài. Tập trung giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện đông người, kéo dài, gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và môi trường đầu tư; chủ động tiếp nhận, xử lý, giải quyết triệt để, kịp thời các trường hợp phản ánh của người dân về tình hình vi phạm pháp Luật Đất đai để người dân tham gia giám sát thi hành Luật Đất đai…

Thực tế để thực hiện các nội dung này, ngay từ đầu năm 2019, Bộ đã chỉ đạo các địa phương tổng hợp các vướng mắc bất cập trong quá trình thi hành Luật Đất đai để sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai; Hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính, bổ sung chế tài xử lý vi phạm theo ý kiến của các thành viên Chính phủ; sửa đổi Nghị định thay thế Nghị định 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 của Chính phủ về Khung giá đất; triển khai xây dựng Nghị định quy định về tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp.

Trình Thủ tướng Chính phủ Đề án thí điểm tích tụ, tập trung đất đai phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp và đang tiếp thu ý kiến Văn phòng Chính phủ để hoàn thiện. Đề án Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh; đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp và cắm mốc, đo đạc, cấp Giấy chứng nhận cho các công ty nông, lâm nghiệp theo ý kiến góp ý của các Bộ, ngành địa phương; Đề án Các giải pháp phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất (bao gồm cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp).

BBT (Nguồn: báo TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập92
  • Hôm nay18,387
  • Tháng hiện tại166,186
  • Tổng lượt truy cập27,190,350
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây