Tạo đột phá mạnh mẽ trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt

(TN&MT) - Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân trong cuộc họp về dự thảo Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam do Tổng cục Môi trường xây dựng, sáng ngày 16/10, tại Hà Nội.

Theo báo cáo của đơn vị soạn thảo, trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số, tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt có xu hướng gia tăng qua các năm, đã và đang gây áp lực lớn đến môi trường nước ta. Trong khi đó, công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay và thời gian tới. Vì vậy, thực hiện phương án thống nhất quản lý Nhà nước về chất thải rắn theo Nghị quyết số 09/NĐ-CP, Bộ TN&MT đã xây dựng Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam trên cơ sở lồng ghép nội dung Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn.

Định hướng về nội dung dự thảo đề án, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho rằng, đề án đặt ra phải dựa trên tinh thần Nghị quyết số 09/NĐ-CP về thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn và Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Đề án phải có những điểm đột phá, đổi mới mạnh mẽ trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Theo đó, các nhiệm vụ đặt ra đảm bảo được sự quản lý thống nhất, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương; các mục tiêu cần rõ ràng, cụ thể với các chỉ tiêu được xác định rõ.

“Nội hàm của nội dung đề án xoay quanh quan điểm: chuyển hướng quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo cơ chế thị trường, xã hội hóa thể chế tài chính, tạo điều kiện cho tư nhân tham gia, khuyến khích đầu tư các công nghệ hiện đại như đốt rác phát điện. Chúng ta đặt ra mục tiêu: đến năm 2025, rác phải được phân loại, xử lý với tỷ lệ cụ thể, áp dụng trước mắt ở 5 thành phố lớn”, Thứ trưởng chỉ đạo.
 

17 10 2019 2
Đại diện đơn vị soạn thảo báo cáo về dự thảo Đề án

Góp ý vào dự thảo đề án, ông Phan Tuấn Hùng – Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ TN&MT cho rằng, đề án cần đề cập đến trách nhiệm của địa phương trong quản lý chất thải sinh hoạt. Bên cạnh đó, cần lưu ý đến quan điểm “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, tiến tới việc thu phí rác thải dựa trên khối lượng, có quy định về trách nhiệm của nhà sản xuất để thúc đẩy thị trường tái chế. Đề án cũng cần giao trách nhiệm đến Bộ Y tế trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Theo ông Nguyễn Trung Thắng – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách TN&MT (Bộ TN&MT), đề án cũng cần đề cập đến việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt góp phần xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Nhìn nhận thực tế, hiện nay, công tác thu gom rác tại Việt Nam tốn nhiều nhân lực mà không hiệu quả. “Công nghệ xử lý rác nào phù hợp? Cần có những khuyến nghị gì đối với địa phương? Gỡ cho được điểm nghẽn về tài chính xử lý rác. Đây là những vấn đề cần lưu ý trong việc đổi mới công tác quản lý rác thải sinh hoạt”, ông Thắng nhấn mạnh.

Ghi nhận ý kiến đóng góp của các đơn vị, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chỉ đạo, Tổng cục Môi trường cần tiếp thu, xin ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan để chỉnh sửa hoàn thiện đề án, sớm trình lãnh đạo Bộ và Thủ tướng Chính phủ./.

BBT (Nguồn: Báo TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay16,355
  • Tháng hiện tại208,956
  • Tổng lượt truy cập27,233,120
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây