* Luật Không khí sạch
Theo nghiên cứu của TS. Bùi Đức Hiển (Viện Nhà nước và Pháp luật) và ThS. Nguyễn Thị Trà (Trường Đại học Kinh tế Nghệ An), dù văn bản luật về môi trường của Việt Nam khá nhiều song các quy định về kiểm soát chất lượng không khí hiện còn chưa đồng bộ và chưa mang tính hệ thống như: Chưa có khái niệm rõ ràng về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, sức chịu tải của môi trường không khí;Quy định về đánh giá tác động môi trường (ĐTM) với môi trường không khí còn thiếu và mang tính hình thức…
Theo các nhà khoa học, những thiếu sót, hạn chế, bất cập này không chỉ giải quyết bằng cách sửa đổi, bổ sung một vài quy định trong Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp lý liên quan một cách thuần túy mà cần phải nghiên cứu hoàn thiện pháp luật toàn diện hơn theo hướng xây dựng một đạo luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam. Quyền được sống trong môi trường trong lành được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 đến nay đã 8 năm, đây là thời điểm thích hợp để thực hiện vấn đề này tại Việt Nam.
TS. Bùi Đức Hiển (Viện Nhà nước và Pháp luật) cho rằng, nên đặt tên là Luật Không khí sạch. Bởi, với tên gọi này không chỉ thể hiện được nội hàm của hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tầm thấp mà còn kiểm soát cả ô nhiễm môi trường không khí tầm xa; không chỉ kiểm soát ô nhiễm môi trường một cách bị động mà còn kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí theo hướng chủ động. Mặt khác, Luật còn phản ánh được mục tiêu của quá trình này đó là giữ cho môi trường không khí được trong lành.
Thêm nữa, nhiều nước trên thế giới cũng đặt tên là Luật Không khí sạch, như: Hoa Kỳ, Philipin...Do vậy, đặt tên này cũng thể hiện sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam với thế giới trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
* Ứng dụng công nghệ 4.0 để phát hiện, ngăn ngừa ô nhiễm không khí
Nghiên cứu nhằm thúc đẩy sự ra đời của Luật Không khí sạch, hai nhà khoa học TS. Bùi Đức Hiển (Viện Nhà nước và Pháp luật) và ThS. Nguyễn Thị Trà (Trường Đại học Kinh tế Nghệ An) cho rằng, Luật cần làm rõ phạm vi điều chỉnh, trách nhiệm của Nhà nước, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải; quyền của cộng đồng trong tham gia giám sát, phát hiện ô nhiễm môi trường không khí và các công cụ kinh tế kiểm soát ô nhiễm không khí.
Theo đó, Luật Không khí sạch quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật là hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện của Nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; biện pháp và nguồn lực để BVMT không khí; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân trong BVMT không khí ở Việt Nam. Còn về đối tượng điều chỉnh của Luật áp dụng đối với cơ quan nhà nước, chủ thể có trách
Luật Không khí sạch cần quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Cụ thể: Quy định về trách nhiệm của nhà nước trong ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí xung quanh, quy chuẩn môi trường không khí với khí thải, âm thanh, độ rung, quy định sức chịu tải của môi trường không khí; quy định về trách nhiệm điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường không khí; đưa đánh giá môi trường không khí trở thành nội dung bắt buộc trong đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và kế hoạch BVMT (KBM) với các dự án đầu tư, hoạt động phát triển kinh tế có nguy cơ gây môi trường không khí…
Luật cũng cần quy định nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải trong kiểm soát môi trường không khí. Cụ thể là quy định về các hành vi bị cấm liên quan đến môi trường không khí; khuyến khích các hoạt động thân thiện với môi trường không khí, trách nhiệm bồi thường thiệt hại… Việc quy định trách nhiệm pháp lý này xuất phát từ nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Điều quan trọng là cần quy định cụ thể quyền của cộng đồng trong tham gia giám sát, phát hiện môi trường không khí. Quy định này xuất phát từ bản chất của vấn đề môi trường không khí mang tính khuếch tán, lan truyền rất nhanh, thiệt hại thường rất lớn và mang tính lâu dài, ảnh hưởng không chỉ đến một người mà thường ảnh hưởng đến cả cộng đồng. Do vậy,việc quy định cho cả cộng đồng được tham gia vào quá trình này sẽ thúc đẩy việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý môi trường không khí nhanh chóng, kịp thời hơn.
Ngoài ra, các công cụ kinh tế trong kiểm soát môi trường không khí, như: Công cụ thuế, phí môi BVMT, công cụ nhãn sinh thái, ký quỹ, tiêu chuẩn ISO 14000,... đặc biệt là quy định về hạn ngạch khí thải và xây dựng cơ chế phát triển sạch tiến tới phát triển thị trường mua bán quyền phát thải nhằm kiểm soát môi trường không khí cũng cần tính đến.
Ngoài ra, xây dựng Luật Không khí sạch cần đánh giá sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư 4.0 đến hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó có kiểm soát môi trường không khí. Ứng dụng các mô hình khoa học công nghệ tiên tiến trong phòng ngừa môi trường không khí như: Mô hình sản xuất sạch thông minh, trang trại thông minh, sử dụng công nghệ nano trong nghiên cứu phát triển giống cây trồng mới, phân bón sạch, sử dụng các thiết bị bay không người lái, công nghệ vệ tinh quang ảnh,... có tích hợp các cảm biến trong phân tích phát hiện môi trường không khí; sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích phát hiện và đưa ra những phương án tối ưu nhất trong ngăn chặn, hạn, chế, xử lý môi trường không khí. Từ đó điều chỉnh pháp luật về kiểm soát môi trường không khí theo hướng như: Ban hành các quy định khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ 4.0 trong phát triển kinh tế bền vững, trong phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn xử lý môi trường không khí …
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn