Ô nhiễm không khí khiến 307.000 ca tử vong sớm mỗi năm

(TN&MT) - Ngày 15/11, Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) công bố một báo cáo cho thấy, số ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí từ bụi mịn đã giảm 10% mỗi năm trên khắp khu vực châu Âu. Tuy nhiên, ô nhiễm không khí vẫn là nguyên nhân gây ra cái chết sớm của 307.000 người mỗi năm.
Tháp Montparnasse ở Paris (Pháp) được nhìn từ khinh khí cầu Generali đo chất lượng không khí
Tháp Montparnasse ở Paris (Pháp) được nhìn từ khinh khí cầu Generali đo chất lượng không khí
Theo EEA, trong năm 2019, các hạt vật chất mịn đã gây ra 53.800 ca tử vong sớm ở Đức, 49.900 ca ở Italy, 29.800 ca ở Pháp, và 23.300 ca ở Tây Ban Nha. Đáng chú ý, Ba Lan đã chứng kiến 39.300 ca tử vong, con số cao nhất tính theo bình quân đầu người tại châu Âu.
Báo cáo nêu rõ, nếu các quốc gia thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU) tuân theo các hướng dẫn mới nhất về chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca tử vong mới nhất được ghi nhận vào năm 2019 có thể giảm đi một nửa.
Trước đó, trong năm 2018, có khoảng 346.000 ca tử vong liên quan đến các hạt vật chất rất nhỏ, có đường kính dưới 2,5 micromet (hoặc PM2.5).
EEA cũng ghi nhận những ca tử vong sớm liên quan đến 2 chất gây ô nhiễm hàng đầu khác. Cụ thể, các ca tử vong do nitơ điôxít, chủ yếu từ ô tô, xe tải và các nhà máy nhiệt điện, đã giảm 1/4 xuống còn 40.000 trường hợp trong giai đoạn 2018 - 2019. Tương tự, các trường hợp tử vong liên quan đến tầng ôzôn trên mặt đất vào năm 2019 cũng đã giảm 13%, xuống còn 16.800 ca.
EEA nhấn mạnh, ô nhiễm không khí vẫn tiếp tục là mối đe dọa về môi trường lớn nhất đối với sức khỏe con người ở khu vực châu Âu. Bệnh tim và đột quỵ gây ra hầu hết các ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí, tiếp theo là đến các bệnh về phổi, bao gồm cả bệnh ung thư. Đối với trẻ em, ô nhiễm không khí có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của phổi, gây nhiễm trùng đường hô hấp và làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn.
Theo cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc, ô nhiễm không khí gây ra 7 triệu ca tử vong sớm hàng năm trên toàn cầu, con số tương đương với số người chết do hút thuốc và chế độ dinh dưỡng kém.
EEA hồi tháng 9 cảnh báo, ngay cả khi tình hình ô nhiễm được cải thiện, đa số các quốc gia thành viên EU vẫn nằm trên các mức giới hạn ô nhiễm được khuyến nghị, cho dù đó là các hướng dẫn của châu Âu hay các mục tiêu tham vọng hơn của WHO. Cũng trong tháng 9, các con số đáng báo động về chất lượng không khí đã khiến WHO siết chặt các giới hạn khuyến nghị đối với những chất gây ô nhiễm không khí chính, lần đầu tiên kể từ năm 2005.
Ông Hans Bruyninck, Giám đốc EEA khẳng định: “Để cải thiện sức khỏe, năng suất và chất lượng cuộc sống cho người dân châu Âu, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất, cần tăng cường đầu tư vào hệ thống sưởi, hoạt động đi lại, nông nghiệp và công nghiệp sạch hơn”.

 
BBT (Nguồn: Báo TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập149
  • Hôm nay40,651
  • Tháng hiện tại407,881
  • Tổng lượt truy cập26,019,285
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây