Khuyến khích xử lý chất thải bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy, khuyến khích xử lý chất thải bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường như công nghệ có thu hồi năng lượng để phát điện hoặc sử dụng làm nguyên vật liệu sản xuất, qua đó hạn chế tỷ lệ chất thải phải chôn lấp, phát triển nền kinh tế tuần hoàn,
Cử tri thành phố Hải Phòng đề nghị sớm nghiên cứu ban hành có cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, các địa phương thu gom, tái chế, xử lý rác thải, nhất là rác thải y tế một cách triệt để bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.
Trả lời về vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy, khuyến khích xử lý chất thải bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường như công nghệ có thu hồi năng lượng để phát điện hoặc sử dụng làm nguyên vật liệu sản xuất, qua đó hạn chế tỷ lệ chất thải phải chôn lấp, phát triển nền kinh tế tuần hoàn, cụ thể như: Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đã khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn; Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt nam đến 2030 tầm nhìn đến 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có định hướng về phát triển nguồn năng lượng sinh khối là nâng tỷ lệ xử lý chất thải cho mục đích năng lượng lên 30% vào năm 2020, khoảng 70% vào năm 2030 và hầu hết được tận dụng cho mục đích năng lượng vào năm 2050.
Bên cạnh đó, để khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, các địa phương thu gom, tái chế, xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các Bộ, ngành và địa phương đã tham mưu trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản, chính sách về quản lý chất thải như sau: Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg ngày 05/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại Việt Nam; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 đã đưa ra các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các dự án xử lý, tái chế chất thải về đất đai, vốn, thuế; Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn, đề ra nhiều giải pháp chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trong đó chú trọng công tác phân loại rác thải tại nguồn; áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến hiện đại, tận dụng các thành phần có ích trong chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sản xuất, hạn chế tối đa việc phát sinh chất thải thứ cấp cần xử lý.
Đặc biệt, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV đã nêu rõ bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên; giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác tối đa giá trị tài nguyên của chất thải; lần đầu tiên đã quy định nguyên tắc phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân.
Nhằm hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn, tăng cường tái chế, tái sử dụng phế liệu trong nước để hạn chế việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, học tập kinh nghiệm quốc tế, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã quy định trách nhiệm mở rộng của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì có khả năng tái chế/khó có khả năng tái chế phải thu hồi với tỷ lệ và quy cách bắt buộc hoặc thông qua hợp đồng dịch vụ hoặc cơ chế đóng góp tài chính để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu.
26 11 2021 2
Ảnh minh họa
Đối với chất thải y tế, tại khoản 1 Điều 62 Luật đã quy định một số chính sách như: “ưu tiên lựa chọn công nghệ không đốt, thân thiện môi trường và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải y tế lây nhiễm”; “khuyến khích việc khử khuẩn chất thải y tế lây nhiễm để loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi xử lý tập trung”.
Hiện nay, Bộ đang khẩn trương xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 trong đó sẽ tập trung vào các giải pháp tăng cường thu gom, tái sử dụng, tái chế và thu hồi vật liệu từ sản phẩm điện tử thải bỏ; thúc đẩy các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, người dân đầu tư, sản xuất, sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường; tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải và xây dựng nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung tổ chức triển khai các giải pháp nhằm tăng cường quản lý chất thải rắn sau đây: Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản có nội dung liên quan đến quản lý chất thải rắn; xây dựng, hoàn thiện và ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, các quy định về phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia trong quý I năm 2022, trong đó có nội dung về định hướng vị trí, quy mô các khu xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tập trung cấp vùng, cấp quốc gia.
Rà soát, sửa đổi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trong xử lý chất thải rắn theo hướng nghiêm ngặt hơn và tiệm cận tiêu chuẩn của các nước tiên tiến, trong đó có quy chuẩn kỹ thuật về chất thải của cơ sở xử lý chất thải y tế.
Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình về thu gom, phân loại rác thải tại nguồn; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về thu gom, phân loại rác thải tại nguồn phù hợp với vùng miền, khu vực đô thị và nông thôn để triển khai thực hiện.
Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật đối với việc cải tạo, nâng cấp và xử lý ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh, các khu vực bị ô nhiễm do rác thải gây ra, đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Ban hành quy định chi tiết việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế; phối hợp với Bộ Y tế trong việc ban hành các quy định về phân loại, thu gom, lưu giữ, quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế; bảo đảm kiểm soát chặt chẽ chất thải y tế từ khi phát sinh cho đến khi được xử lý triệt để.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập43
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm42
  • Hôm nay9,025
  • Tháng hiện tại193,160
  • Tổng lượt truy cập27,217,324
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây