Ngân hàng thế giới cam kết hỗ trợ Việt Nam chống rác thải nhựa

(TN&MT) - “Ngân hàng thế giới (WB) cam kết hỗ trợ tích cực Việt Nam với vai trò chủ tịch ASEAN năm 2020 về nguồn lực tài chính, chuyên gia, kỹ thuật để xây dựng kế hoạch hành động cấp khu vực về quản lý rác thải nhựa đại dương. WB cũng đồng hành cùng Việt Nam xử lý chất thải rắn sinh hoạt và kiểm soát tốt hơn chất lượng không khí”.

Ông Christophe Crepin - Giám đốc ngành tài nguyên, môi trường và kinh tế biển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (WB) đã khẳng định như vậy tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân vào sáng ngày 2/10, tại Hà Nội.
 

3 10 2019 2
Toàn cảnh buổi làm việc

Sẽ xây dựng kế hoạch hành động cấp khu vực về quản lý rác thải đại dương

Phát biểu tại buổi tiếp, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân trân trọng cảm ơn WB đã luôn hỗ trợ Việt Nam nói chung và Bộ TN&MT nói riêng trong công tác quản lý TN&MT, hướng đến phát triển bền vững.

Thông tin chi tiết với đại diện của WB về việc quản lý chất thải nhựa hiện nay để định hướng hợp tác trong thời gian tới, Thứ trưởng cho biết, đây là vấn đề được Chính phủ và người dân rất quan tâm. Tháng 12/2017, Việt Nam chính thức gia nhập danh sách 127 quốc gia thông qua Nghị quyết của Hội đồng Môi trường - Liên hợp quốc về xử lý rác thải nhựa và rác thải biển. Tại Hội nghị G7 ở Canada vào 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã thể hiện cam kết của Việt Nam với rác thải nhựa. Cũng trong năm này, Bộ TN&MT phát động phong trào "Chống rác thải nhựa", phong trào được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nâng tầm chỉ đạo tại Lễ ra quân toàn quốc "Phong trào chống rác thải nhựa" vào tháng 6/2019. Phong trào trên đã nhận được sự hưởng ứng từ nhiều địa phương, các tổ chức đoàn thể chính trị, người dân và doanh nghiệp trong cả nước.

Thế nhưng, để giải quyết được vấn đề rác thải nhựa hiện nay, theo Thứ trưởng, Việt Nam chú trọng đến 3 nhóm giải pháp chính, đó là: cơ chế chính sách pháp luật, công nghệ phù hợp và nâng cao nhận thức cộng đồng.

“Về chính sách pháp luật, đã đến lúc Việt Nam thay đổi chính sách về thuế, như tăng thuế đối với việc sản xuất túi nilon sử dụng một lần, có ưu đãi giảm thuế cho các mặt hàng thân thiện với môi trường. Về công nghệ nhập khẩu hiện đại, phù hợp với Việt Nam, cũng được hưởng chính sách ưu đãi. Đặc biệt, Việt Nam chú trọng đến thay đổi nhận thức từ người tiêu dùng, từ đó lan tỏa ra toàn xã hội”, Thứ trưởng cho biết.

Chia sẻ về việc quản lý rác thải nhựa đại dương, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh, Bộ TN&MT đang phối hợp với các tổ chức quốc tế để giải quyết tốt hơn vấn đề có tính toàn cầu này.

Đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc chống lại rác thải nhựa, ông Christophe Crepin - Giám đốc ngành tài nguyên, môi trường và kinh tế biển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (WB) khẳng định, WB sẽ hỗ trợ ASEAN và Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 cả về nguồn lực tài chính và nguồn lực chuyên gia, kỹ thuật với mục tiêu xây dựng kế hoạch hành động cấp khu vực về quản lý rác thải đại dương.

Đồng hành cùng Việt Nam xử lý chất thải rắn và ô nhiễm không khí

Bên cạnh đó, ông Christophe Crepin cho biết, WB còn quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam. WB đã thực hiện nghiên cứu độc lập và xây dựng Báo cáo “Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp nguy hại tại Việt Nam: các phương án và hành động”. Báo cáo nêu ra đánh giá và nhận định về thực trạng quản lý chất thải rắn nguy hại tại Việt Nam, tập trung vào công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại đô thị. Báo cáo cũng đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo nhằm mục tiêu tiến tới một hệ thống quản lý chất thải rắn hiện đại, tổng hợp, bền vững.

Đánh giá cao Báo cáo này, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh, Báo cáo là một tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình định hướng, xây dựng các hoạt động cụ thể của Việt Nam cũng như Bộ TNMT nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể đã đề ra trong Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn.

Thứ trưởng cũng đề nghị, thời gian tới, WB cần cập nhật các số liệu về chất thải rắn mới phát sinh để bổ sung vào báo cáo. Bộ TN&MT cũng mong muốn, WB hỗ trợ tổ chức xây dựng mô hình điểm về xử lý chất thải rắn để nhân rộng ra nhiều tỉnh thành trong cả nước; đồng thời cùng phối hợp với Bộ để triển khai Đề án tăng cường năng lực quản lý tổng hợp chất thải rắn tại Việt Nam. Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân bày tỏ mong muốn, WB sẽ cùng Bộ TN&MT tìm ra các giải pháp đồng bộ, lâu dài để xử lý vấn đề ô nhiễm không khí tại Việt Nam.

“Khó khăn của Hà Nội hay các đô thị khác là số lượng các trạm quan trắc không khí còn ít, chưa đồng bộ. Các kết quả đưa ra không cùng một hệ quy chuẩn nên công tác quản lý còn nhiều bất cập. Chúng tôi mong WB giúp Việt Nam đầu tư các thiết bị đo đúng tiêu chuẩn nghiêm ngặt để kiểm soát chất lượng không khí chặt chẽ hơn”, Thứ trưởng nói.

Đồng tình với ý kiến của Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, ông Christophe Crepin cho rằng, đây là một nhu cầu cấp thiết của Việt Nam. WB sẽ tích cực giúp Việt Nam có nguồn lực tài chính, kỹ thuật để quản lý môi trường tốt hơn, hoàn thành tốt vai trò chủ tịch ASEAN năm 2020.

BBT (Nguồn: Báo TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay16,355
  • Tháng hiện tại206,255
  • Tổng lượt truy cập27,230,419
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây