Nắm bắt các vấn đề trong khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Chiều ngày 13/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân có buổi làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do đồng chí Bùi Thị Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban làm Trưởng đoàn để nắm bắt về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu từ năm 2014 đến nay. Tham dự buổi làm việc có các thành viên Đoàn giám sát và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ.

Tại buổi làm việc, đồng chí Bùi Thị Thanh cho biết, cùng với mục tiêu nắm bắt “bức tranh tổng thể” của tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu từ năm 2014 đến nay, Đoàn giám sát cũng mong muốn trao đổi về những vấn đề bất cập trong công tác quản lý nhà nước các lĩnh vực của Bộ Tài nguyên và Môi trường để phối hợp triển khai thực hiện tốt hơn hoặc đề xuất sửa đổi chủ trương, chính sách phù hợp hơn.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2014 đến nay, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách của về khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Có thể kể đến như Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản…

Nhằm cụ thể hóa những chủ trương, chính sách đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ đó, hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện với các Luật Khoáng sản 2010, Luật Bảo vệ môi trường 2014, Luật Khí tượng thủy văn 2015 cùng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành các Luật khá đầy đủ, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu thời gian qua đã tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tham gia hoạt động khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường và biển đổi khí hậu nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, góp phần tích cực trong công tác bảo vệ khoáng sản, môi trường và biến đổi khí hậu; nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước.

Đồng thời, tổ chức bộ máy của Bộ, của ngành cũng được kiện toàn, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, bảo đảm đồng bộ, thống nhất; tăng cường sự gắn kết giữa các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của Bộ. Đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức cấp tỉnh, cấp huyện cơ bản đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ.

Công tác thanh tra, kiểm tra đã được Bộ chỉ đạo thực hiện, số lượng các đơn vị được thanh tra, kiểm tra tăng dần theo từng năm, nhất là đối với thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch. Qua thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện những hạn chế trong quản lý nhà nước về khoáng sản, môi trường ở địa phương, những sai phạm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường để kiến nghị xử lý kịp thời, đúng luật.

Tại buổi làm việc, hai bên cũng trao đổi một số vấn đề khó khăn, thách thức trong các lĩnh vực khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu như: quản lý chất thải rắn; xử lý rác thải nhựa trên đất liền và trên biển; nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam; khai thác khoáng sản trái phép; sạt lở bờ sông, bờ biển tại Đồng bằng sông Cửu Long do hoạt động khai thác khoáng sản và biến đổi khí hậu; quan trắc môi trường; chi phí cho hoạt động bảo vệ môi trường còn thấp...

Trao đổi với Đoàn giám sát, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho rằng, bảo vệ môi trường liên quan đến tất cả các ngành, lĩnh vực và Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chung về vấn đề này. Vì vậy, để tăng cường phối hợp với các Bộ ngành trong các vấn đề giao thoa, Bộ đã ký kết nhiều chương trình phối hợp với các Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng... cùng thống nhất xử lý các vấn đề môi trường liên quan đến hai bộ.

Về một số vấn đề hiện nay, Thứ trưởng cho biết, để giải quyết vấn đề rác thải nhựa, Bộ đang đề xuất một đề án quản lý rác thải nhựa và túi ni lông nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp như đẩy mạnh tuyên truyền về hạn chế rác thải nhựa; có chính sách ưu đãi sản xuất nhựa và túi ni lông thân thiện môi trường; tăng các mức thuế đối với nhựa và túi ni lông khó phân hủy... với lộ trình rõ ràng để giảm dần rác thải nhựa.

Đối với vấn đề nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam, Thứ trưởng cho rằng, đây là vừa là vấn đề trước mắt vừa là vấn đề lâu dài. Hiện nay, chỉ cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu để sản xuất với công nghệ đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và phải đủ điều kiện kho bãi chứa phế liệu. Đồng thời, để được thông quan thì các lô hàng phế liệu cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam. Về lâu dài, Việt Nam sẽ phải kiểm soát và rút gọn danh mục các phế liệu được nhập khẩu và có lộ trình để doanh nghiệp thu mua cả phế liệu trong nước để sản xuất.

nam bat cac van de trong khai thac tai nguyen
Toàn cảnh buổi làm việc chiều ngày 14/7

Về vấn đề sạt lở bờ sông, bờ biển tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long do khai thác cát sỏi lòng sông trái phép và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp cấm hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông trái phép. Đồng thời, Chính phủ đã có Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó đưa ra nhiều giải pháp tổng thể để phát triển sinh kế bền vững.

Về vấn đề quan trắc môi trường, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 90/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên, việc bố trí kinh phí xây dựng, duy trì và bảo dưỡng trạm quan trắc môi trường còn hạn chế. Sắp tới, để quan trắc môi trường không khí, hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã có kế hoạch lắp đặt thêm nhiều trạm đo chất lượng không khí, để người dân được biết về chất lượng môi trường sống.

Lắng nghe các trao đổi của Thứ trưởng và các đơn vị trực thuộc Bộ, đồng chí Bùi Thị Thanh, Trưởng đoàn giám sát cho biết, Đoàn đã tiếp thu lắng nghe các ý kiến các đơn vị phản ánh về các vấn đề còn khó khăn, bất cập để có thêm thông tin thực hiện giám sát tình hình thi hành pháp luật tại địa phương. Qua đó, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước và đề xuất sửa đổi, bổ sung một số chủ trương, chính sách cho phù hợp với thực tiễn.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay17,104
  • Tháng hiện tại181,992
  • Tổng lượt truy cập27,206,156
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây