Tăng cường quản lý Nhà nước và hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Ngày 12/7, tại Hà Nội, Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo chuyên đề “Tăng cường quản lý Nhà nước và hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Hội thảo nhằm góp phần xây dựng Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
vien truong
Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách TN&MT Nguyễn Thế Chinh phát biểu tại hội thảo

Tham dự hội thảo có Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách TN&MT Nguyễn Thế Chinh; ông Vũ Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp – Nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương; ông Moritz Michael, Phó trưởng đại diện Quỹ Hanns Seidel Foundation (Đức) cùng đại diện các đơn vị thuộc Bộ TN&MT, các Bộ, ban, ngành và đông đảo chuyên gia, nhà khoa học.

Phát biểu tại Hội thảo, Viện trưởng Nguyễn Thế Chinh cho biết, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7, khóa XI đã nhất trí thông qua Nghị quyết số 24-NQ/TW về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, đặt ra các mục tiêu đến năm 2020 và 2050. Trong bối cảnh thế giới và trong nước đã có nhiều thay đổi, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN&MT đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết.

Trên cơ sở này, Viện Chiến lược CS TN&MT phối hợp với Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế xây dựng 2 chuyên đề: “Tăng cường quản lý Nhà nước về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” và “Hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, góp phần hoàn thiện thể chế, thúc đẩy công tác quản lý nhà nước phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về phát triển bền vững, không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế.
 

h thao
Các đại biểu tham dự hội thảo

Xung quanh 2 chuyên đề này, các đại biểu đã chia sẻ về thực tiễn triển khai chính sách, pháp luật liên quan đến Nghị quyết, đồng thời, thảo luận về các vấn đề: Hoàn thiên phát luật theo hướng khắc phục chồng chéo và xung đột, tạo ra môi trường pháp lý thuân lợi để thực hiện các nhiệm vụ; hoàn thiện cơ chế quản lý các lĩnh vực đảm bảo đủ sức răn đe; sử dụng hợp lý, hiệu quả, nguồn lực theo hướng tổng hợp quản lý thống nhất, tập trung vào đầu mối và xác định các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan liên quan và chú trong phối hợp liên ngành; cơ chế để nhân dân giám sát có hiệu quả viêc khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường; trao đổi thông tin kinh nghiệm, đối thoại chính sách; tăng cường hợp tác với các nước liên quan về tổ chức diễn đàn bảo vệ nguồn nước xuyên biên giới, tiếp cận công nghệ mới, huy động nguồn lực cho giảm phát thải, thích ứng BĐKH, tăng cường bảo vệ TN&MT…

Tiếp thu thảo luận, ông Vũ Mạnh Hùng cho rằng, các ý kiến rất đúng và trúng, gợi mở nhiều vấn để đưa vào Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW và gửi lên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Qua đó, đề xuất các giải pháp, quan điểm mới để bổ sung, hoàn thiện pháp luật, chính sách về TN&MT. Trước mắt, có thể sửa đổi các Luật, Đất đai, Khoáng sản, BVMT, TNMT Biển và Hải đảo… Ban soạn thảo sẽ tiếp thu các ý kiến và tiếp tục hoàn thiên báo cáo trong thời gian tới.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập38
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm37
  • Hôm nay11,601
  • Tháng hiện tại113,423
  • Tổng lượt truy cập27,137,587
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây