Trình bày khái quát nội dung của Dự thảo Đề án, TS Đặng Trung Tú - Trưởng ban Tổng hợp và Dự báo chiến lược thuộc Viện cho biết, Đề án “Tăng cường liên kết giữa các địa phương, vùng trong sử dụng hiệu quả tài nguyên bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” là nhiệm vụ mà Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ thực hiện xây dựng tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính phủ về Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 – 2020. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường là đơn vị được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao trực tiếp thực hiện Dự án.
Việc xây dựng Đề án nhằm đánh giá tổng thể hệ thống chính sách có liên quan để xác định đúng thực trạng, khiếm khuyết và đề xuất các giải pháp cải cách góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả liên kết sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đất nước. Đề án sẽ góp phần xây dựng giải pháp đồng bộ cho việc thúc đẩy liên kết để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng vùng trong quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu; đồng thời thực hiện quyết tâm của Đảng và Chính phủ tạo lập không gian phát triển thống nhất trong vùng và cả nước; khắc phục tình trạng phát triển trùng dẫm, manh mún, kém hiệu quả.
Đối tượng liên kết giữa các địa phương, vùng trong Đề án tập trung vào: tài nguyên đất, nước, khoáng sản, rừng, tài nguyên biển/thủy sản và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Chủ thể thực hiện liên kết gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các vùng kinh tế xã hội đã được quy định theo Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Nội dung liên kết gồm các chính sách, mô hình, các dạng liên kết giữa các địa phương, vùng trong sử dụng tài nguyên môi trường. Đề án được thực hiện trên phạm vi cả nước, thời gian thực hiện từ năm 2018 đến năm 2025.
Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã tham gia góp ý cho nội dung của Dự thảo. Theo đó, các ý kiến đề xuất Đề án cần đi sâu đánh giá bản chất của sự hạn chế trong quản lý tài nguyên và môi trường, làm rõ các yếu tố liên quan đến địa phương, nêu cụ thể bản chất, tiêu chí và nguyên tắc của liên kết vùng, đồng thời phân loại vùng từ đótìm ra cơ chế khung phù hợp để thực hiện hiệu quả. Bên cạnh đó, có những ý kiến cho rằng, Đề án nên mở rộng đối tượng như doanh nghiệp địa phương tham gia, gợi mở ra những lợi ích cụ thể tạo động lực để tăng tính thực tiễn của đề án...
Phát biểu kết thúc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh bày tỏ sự cảm ơn tới những ý kiến đóng góp của của các đại biểu tham dự Hội thảo. Những ý kiến đóng góp sẽ là cơ sở quan trọng để Viện tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo Đề án hợp lí nhất.
Theo PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, trong Dự thảo số 1 của Đề án, để thực hiện nhiệm vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến sẽ phối hợp với các đơn vị như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từng bước có kế hoạch đi vào triển khai như rà soát số liệu, hoàn thiện công tác điều tra cơ bản về tài nguyên và môi các kinh tế trên cả nước; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường cấp vùng; Rà soát, hoàn thiện, lập quy hoạch ngành quốc gia về sử dụng đất, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; xây dựng Chương trình truyền thông về liên kết sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; xác định nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên...
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn