Công tác bảo vệ môi trường được cử tri và Nhân dân ghi nhận

(TN&MT) - Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước tại Kỳ họp thứ 10, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, công tác bảo vệ môi trường được cử tri và Nhân dân ghi nhận.

Theo báo cáo, từ sau kỳ họp thứ chín Quốc hội khóa XIV đến nay, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng hợp được 3.365 ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước thông qua các Đoàn đại biểu Quốc hội, hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên.
 

22 10 2020 7
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước tại Kỳ họp thứ 10. Ảnh Quốc Khánh

Về công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, cử tri và Nhân dân ghi nhận Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm hơn đến công tác bảo vệ môi trường, có nhiều nỗ lực trong kiểm soát, xử lý các vi phạm về xả thải ra môi trường. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề vẫn diễn ra phức tạp; rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa ở các khu dân cư còn nhiều; việc thu gom, xử lý chất thải rắn còn khó khăn; an ninh nguồn nước cần được quan tâm hơn. Tình trạng phá rừng, khai thác gỗ trái phép còn xảy ra ở một số nơi.

Cử tri và Nhân dân đánh giá cao sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ và các bộ, ngành chức năng và địa phương trong việc chủ động đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế thiệt hại của tình trạng sạt lở bờ sông, thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn.

Bên cạnh đó, cử tri và Nhân dân phản ánh và lo lắng về an toàn hồ, đập, đê chắn sóng; lũ lụt gây thiêt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống người dân ở một số địa phương, mong muốn Nhà nước tiếp tục quan tâm đảm bảo đời sống cho nhân dân vùng bị thiên tai, dành nguồn lực thích đáng trong việc phòng ngừa, chống chịu với thiên tai, đặc biệt trong mùa mưa bão.

Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu được tăng cường và có những chuyển biến rõ nét

Trước đó, trình bày Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và 5 năm 2016-2020; Dự kiến kế hoạch năm 2021 tại phiên Khai mạc Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khoá XIV, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, đối với công tác Quản lý tài nguyên, Bảo vệ môi trường và ứng phó Biến đổi khí hậu luôn được tăng cường và có những chuyển biến rõ nét.

Trong đó, các quy định pháp luật được tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hơn; công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường có nhiều chuyển biến rõ rệt; phát hiện và xử lý nhiều vụ việc, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tập trung thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chấn chỉnh công tác cấp phép tài nguyên, khoáng sản, ngăn chặn khai thác cát, sỏi trái phép.

Nhiều chỉ tiêu môi trường đạt và vượt kế hoạch. Công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả, ứng phó các sự cố thiên tai và cứu hộ, cứu nạn được chú trọng. Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Xây dựng và từng bước triển khai các chương trình phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu các vùng, khu vực, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Chỉ số phát triển bền vững năm 2020 của Việt Nam tăng 39 bậc so với năm 2016, xếp thứ 49/166 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong thời gian tới, Chính phủ tập trung đưa ra các giải pháp để Quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, chú trọng bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu và phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

ó là, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa; kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, xử lý ô nhiễm các dòng sông; nâng cao chất lượng môi trường không khí. Tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, nhất là tại miền núi phía Bắc và miền Trung, bảo đảm cuộc sống an toàn và sinh kế cho người dân. Tăng cường hợp tác quốc tế, bảo đảm an ninh, bền vững nguồn nước quốc gia.

Tiếp tục xây dựng và thực hiện hiệu quả các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, giải pháp phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu trên phạm vi quốc gia và từng vùng, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

BBT (Nguồn: Báo TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập58
  • Hôm nay17,088
  • Tháng hiện tại165,957
  • Tổng lượt truy cập26,411,277
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây