Cụ thể, báo cáo đầu tiên của WB về vấn đề này cho biết, WB đã khảo sát ba khu vực chiếm 55% dân số của các nước đang phát triển. Trong khoảng 30 năm nữa, 86 triệu người tại khu vực châu Phi cận Sahara, 40 triệu người tại Nam Á và 17 triệu người tại Mỹ Latinh được dự báo là sẽ di cư trong nước.
Dòng người này có thể gây ra tình trạng chia cắt rộng lớn, đe dọa hoạt động quản lý nhà nước và phát triển kinh tế, xã hội. Di cư từ nước này sang nước khác kéo theo các nguy cơ bùng nổ xung đột trên biên giới đã trở thành tâm điểm chú ý trong thời gian gần đây. Nhưng di cư trong nước cũng gây không ít sự gián đoạn, tạo áp lực lên kết cấu hạ tầng, việc làm, thực phẩm và nguồn nước.
BĐKH sẽ tác động nhiều nhất tới các nước nghèo nhất và dễ bị ảnh hưởng nhất, khiến sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, đe dọa nguồn nước và tăng nguy cơ xảy ra lũ lụt, hạn hán và các đợt nóng tại một số khu vực. Mực nước biển tăng và sóng dâng cao do bão cũng có nguy cơ tấn công các khu vực trũng ven biển như Bangladesh.
Giám đốc cấp cao về BĐKH của WB, ông John Roome chỉ ra ba hành động then chốt mà Chính phủ các nước này nên triển khai: thứ nhất, đẩy nhanh tốc độ giảm phát thải khí nhà kính; thứ hai, đưa vấn đề di cư do BĐKH vào kế hoạch phát triển quốc gia; thứ ba, đầu tư hơn nữa vào dữ liệu và phân tích để sử dụng trong quy hoạch phát triển.
Nếu phát triển kinh tế diễn ra bao trùm hơn, thí dụ thông qua cải thiện giáo dục và kết cấu hạ tầng, dòng người di cư trong nước thuộc ba khu vực nói trên có thể giảm xuống còn khoảng 65 đến 105 triệu người. Nếu các biện pháp mạnh đối với giảm phát thải khí nhà kính được thực hiện thì có thể chỉ có 30 đến 70 triệu người cần di cư.
Trong khi đó, bà Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành WB cho rằng: Các nhà nghiên cứu ngày càng nhận ra rằng sẽ có thêm nhiều người di dời trong nước để chạy trốn những tác động từ từ của BĐKH như hạn hán, mất mùa và nước biển dâng.
“Có thể giảm hàng chục nghìn người di cư do BĐKH nếu toàn thế giới cùng hành động để giảm phát thải khí nhà kính cùng với đưa ra kế hoạch phát triển có tầm nhìn xa. Giờ đây chúng ta còn một cơ hội để lên kế hoạch và hành động để đẩy lùi những mối đe dọa hiện hữu do BĐKH”, bà Kristalina nhấn mạnh.
Nguồn tin: BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn