Những mảnh đời mưu sinh trên bãi rác

Chất cao như núi, ruồi nhặng bu đen kịt, mùi hôi thối xộc lên tận mũi… đó là những cảm giác đầu tiên mà tôi cảm nhận được khi có mặt ở các bãi rác, nhưng ít ai biết được đó là nơi “kiếm ăn” của hàng chục người phụ nữ tảo tần đang ngày đêm “bới rác tìm tiền”, kiếm thêm từng đồng lo cho cuộc sống gia đình. Họ có biết rằng, chính cuộc sống mưu sinh đầy khó khăn vất vả đó mà họ đang đối diện với bệnh tật?, vì phải hít và tiếp xúc với vô vàn những hiểm nguy từ bãi rác ô nhiễm.
Những mảnh đời mưu sinh trên bãi rác

Phận đời cơ cực

Theo chân một xe chở rác xuất phát từ thành phố Thanh Hóa, khoảng 20 phút sau, tôi có mặt tại khu xử lý rác thải xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Điều đầu tiên cảm nhận được đó là mùi hôi thối, khó chịu, vội lấy chiếc khẩu trang trong cặp xách để đeo, tôi tiến lại gần hơn bãi rác, càng lại gần thì hình ảnh những người phụ nữ đang cặm cụi, chăm chỉ, tập trung cào cuốc, bới móc, nhặt thật nhanh “chiến lợi phẩm” cho vào chiếc bao tải đang cầm trên tay đã rách nát, cũ kỹ lại càng rõ.

Sau khi đã “thanh lọc” thật sạch chỗ rác mới, những người phụ nữ gầy gò, nhỏ nhắn, có làn da ngăm đen lại lọ mọ về một cái lán nhỏ được dựng lên từ những tấm bạt nhặt được để phân loại phế liệu rồi cân bán. Đây cũng là lúc họ nghỉ ngơi trong vội vã, nói đôi ba câu chuyện phiếm để quên đi mệt nhọc.

Tiến thật nhanh bên người phụ nữ gần nhất để bắt chuyện, bà Nguyễn Thị Thu (gần 50 tuổi, thôn Hạnh Phúc, xã Đông Nam) uống vội ngụm nước tâm sự: Do hoàn cảnh khó khăn, con cái đang tuổi ăn học, lại không có công ăn việc làm ổn định nên từ khi nhà máy rác đi vào hoạt động là xin vào nhặt phế liệu. Đã 3 năm trôi qua, lúc đầu có suy nghĩ sẽ từ bỏ công việc này, nhưng nghĩ lại vì miếng cơm manh áo đành cố gắng tiếp tục.
 

nhung manh doi 2
Họ đã có mặt đầy đủ khi xe rác mới vừa cập bãi.

Không kể mưa nắng, dù mệt mỏi họ vẫn có mặt đều đặn hằng ngày tại bãi rác từ 5h sáng và kết thúc vào 19h tối, thậm chí có những hôm đến tận 21h đêm mới về tới nhà. Nhiều lúc mệt mỏi, đau đầu hay cảm cúm, chỉ cần uống 1-2 viên thuốc cầm cự cho khỏe để có sức tiếp tục, bởi nhẽ họ sợ một điều nếu nghỉ làm thì đồng nghĩa với việc “chết đói”.

Vừa phân loại phế liệu chị Đào Thị Tâm (42 tuổi, thôn Hạnh Phúc) vừa nói: Chưa bao giờ có suy nghĩ sẽ từ bỏ công việc này, chỉ mong nhặt được nhiều phế liệu, kiếm vài đồng về nuôi con. Chồng tôi đi làm phụ hồ thu nhập cũng không được là bao, nhưng may mắn hơn nhiều chị em vì nhà còn 2 sào ruộng. Nhiều hôm nhặt được ít phế liệu quá, tôi cố nán lại đến tận 21h đêm, mong kiếm thêm ít tiền.
 

nhung manh doi 3
Phế liệu đang được chị Đào Thị Tâm phân loại

Nghe thấy tiếng xe rác mới cập bãi, những người phụ nữ tảo tần kia đã vội vã tay cầm liềm, cầm cuốc, đeo vội đôi găng tay đã cũ, rồi chạy thật nhanh tới điểm xe rác đổ. Trong họ lúc nào cũng toát lên sự hy vọng, vui mừng, mong mỏi là sẽ nhặt được nhiều phế liệu, hoặc chí ít cũng tìm được đôi thứ còn dùng được.

“Sợ” đi khám bệnh

Đi tận đến chỗ “kiếm cơm” của các chị, quan sát bên phía dưới chân tôi dễ dàng phát hiện đủ thứ “bẫy” như mảnh vỡ chai, đinh sắt, mảnh kính…thế nhưng họ vẫn bước vô tư, lạc quan, bởi nhẽ họ tin tưởng vào “bộ đồ bảo hộ” mà họ đang mặc trên người. Hằng ngày lao động gần 12 tiếng đồng hồ để bới móc, tìm kiếm trên những đống rác nhưng các chị chỉ đeo một khẩu trang bình thường, đôi găng tay mỏng manh, chiếc nón đã bạc màu, đôi ủng cũ kỹ, một tay cầm chiếc liềm đã hoen rỉ, tay còn lại xách bị…cũng vì điều này mà nhiều căn bệnh về đường hô hấp, xương khớp đang dình dập bên cạnh các chị.
 

nhung manh doi 4
Đồ bảo hộ không đảm bảo chỉ có ủng, găng tay và khẩu trang mỏng

Đứng thẳng người thở dài, bà Lê Thị Mai chia sẻ: Những ngày trời thường nhặt được nhiều thì thu nhập được khoảng 150.000 - 200.000đ, ngày nào ít thì được 50.000đ - 100.000đ. Ở bãi rác xã Đông Nam này có khoảng vài chục người nhặt rác và được chia là 3 đội, mỗi đội phân chia một ngày. Những ngày không ở đây chúng tôi thường lên bãi rác ở phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa để kiếm thêm, nhiều lúc ốm đau chỉ uống loa liều thuốc Tây, chứ không đi khám bệnh định kỳ, nếu đi khám phát hiện bệnh, sợ không có tiền chữa bệnh.

Cuối chiều, sự ể oải, mệt mỏi, do mùi hôi thối nồng nặc, khi đôi chân đã mỏi do phải đi lại nhiều, họ lại trở về lán để ngồi nghỉ và phân loại phế liệu. Trong khi đó vẫn còn một số người đang gồng mình, chăm chỉ, cặm cụi “bán mặt cho rác, bán lưng cho trời” cố tìm thêm một số chai nhựa, mảnh bì, sắt vụn…còn sót lại. Theo quan sát của tôi thì từng công đoạn, từ nhặt phế liệu từ bãi rác, phân loại cho đến cân bán đều một tay họ làm mà không có sự giúp sức của người thân.
 

nhung manh doi 5
Mọi phế liệu được thu mua ngay tận bãi

Bà Mai cho biết thêm: Nhiều hôm xe rác về nhiều nên không kịp về nhà ăn trưa, chị em có những lúc chia sẻ từng mẩu bánh mỳ từ người mua hộ. Nhiều hôm tận khuya mới về, nhìn cơm cũng không muốn ăn, biết là nghề nhặt rác rất vất vả và không an toàn nhưng vẫn làm, tôi chưa bao giờ có ý định sẽ bỏ nghề này.

Vất vả, nhọc nhằn là thế, nhưng vẫn có rất nhiều người mong muốn được vào bãi rác để làm những công việc như các chị, chỉ mong kiếm thêm thu nhập. Theo suy nghĩ của các chị nghề nhặt phế liệu từ bãi rác tuy khó nhọc nhưng mang lại thu nhập ổn định và được xem là một công việc thoải mái, tự làm tự hưởng. Để vào đươc bãi rác Đông Nam họ phải vượt qua những tiêu chuẩn và quy định bắt buộc như phải làm đơn gửi lên ban quản lý bãi rác và sự xác nhận hoàn cảnh khó khăn của địa phương, sức khỏe phải đảm bảo…thì mới được cấp thể ra vào.

Ông Đới Xuân Quyền, Phó Giám đốc Xí nghiệp Xử lý môi trường - Cty THHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa cho biết: Phía Công ty hoàn toàn tạo điều kiện cho các chị vào bãi rác để nhặt phế liệu và không thu bất cứ loại phí gì cả. Tuy nhiên mọi người vào làm phải đảm bảo yếu tố sức khỏe, có đồ bảo hộ và phải viết giấy cam kết, làm việc theo sự giám sát, chỉ đạo và phân công của ban quản lý.

Được biết ở đây chia làm 3 tổ có khoảng trên dưới 50 người, các tổ hoạt động luân phiên nhau, thành phần chủ yếu là phụ nữ. Thời gian làm việc từ 5h sáng đến gần 11h trưa, buổi chiều từ 14h làm đến khoảng 19h tối, trời mùa đông nên thường tối nhanh, ban quản lý sẽ đốc thúc mọi người nghỉ sớm đồng thời không cho chị em thu nhặt phế liệu khi máy móc đang hoạt động. Trung bình mỗi ngày có khoảng 50 xe rác vào bãi với lượng rác từ 250 - 350 tần/ngày đêm.

Chia tay những người phụ nữ mưu sinh trên bãi rác xã Đông Nam, tôi ngoái nhìn lại phía những mảnh đời lầm lũi “bán lưng cho trời, bán mặt cho rác” thầm tự hỏi không biết nếu như không có bãi rác ôi nhiễm như thế này thì cuộc sống của họ sẽ dựa vào đâu khi trong tay không nghề, không ruộng và rồi bệnh tật đang bám lấy họ từ những bãi rác đầy ruồi muỗi và mùi hôi thối bốc lên.

Tuyết Trang - Đức Duy

https://baotainguyenmoitruong.vn

Nguồn: Cổng TTĐT Tổng cục Môi trường

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập151
  • Hôm nay33,861
  • Tháng hiện tại141,531
  • Tổng lượt truy cập26,386,851
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây