Phát triển khoa học và công nghệ là yêu cầu quan trọng để đảm bảo sự phát triển của lĩnh vực đo đạc và bản đồ. Đồng thời, khoa học và công nghệ cũng đã được xác định là then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong điều kiện thế giới đang áp dụng những thành tựu to lớn của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Sự thay đổi công nghệ trong đo đạc và bản đồ như công nghệ định vị vệ tinh, công nghệ số, công nghệ mạng… đã và đang làm thay đổi phương pháp thu nhận, xử lý thông tin và sử dụng sản phẩm đo đạc và bản đồ ngày càng chính xác, nhanh chóng và có hiệu quả, góp phần thúc đẩy việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật dựa trên cơ sở dữ liệu không gian địa lý.
Tại hội thảo Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra mới đây, ông Nguyễn Bảo Trung- Phó Cục trưởng Cục CNTT và Dữ liệuTN&MT cho rằng: CNTT được ứng dụng hiệu quả trong hoạt động quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo thiên tai thích ứng với BĐKH.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng vận hành thử Hệ thống chia sẻ thông tin chỉ đạo điều hành của Bộ với các Sở Tài nguyên và Môi trường; đang xây dựng mới giao diện Cổng thông tin điện tử để Bộ và các địa phương chia sẻ thông tin chỉ đạo điều hành; tăng cường trao đổi về các kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý của Ngành.
Sáng ngày 01/8, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp nghe báo cáo thực hiện kế hoạch cơ chế hải quan một cửa quốc gia - một cửa ASEAN đến năm 2020. Tính đến nay, Bộ đã hoàn thành triển khai đối với 11 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực môi trường và biến đổi khí hậu dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và kết nối với Cổng thông tin Một cửa quốc gia – một cửa ASEAN.
Năm 2018 - 2019, các Bộ, ngành, địa phương sẽ thực hiện 255 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thực hiện thêm 07 dịch vụ công trực tuyến.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh vừa triển khai ứng dụng hướng dẫn phân loại chất thải rắn tại nguồn phát triển trên điện thoại thông minh, máy tính bảng.
Đây là cảnh báo của của GS.TS Đặng Kim Chi thuộc Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Hội thảo khoa học Kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lon khó phân hủy của Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 4/6 tại Bình Định.
Ứng dụng công nghệ sinh học màng (MBR) trong xử lý nước thải có chứa “các chất ô nhiễm mới” là đề tài vừa được nhóm nghiên cứu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM thực hiện thành công.