* Hoàn thành cung cấp các dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền của Bộ
Đó là một trong những mục tiêu quan trọng của Bộ TN&MT trong năm 2018 này. Theo đó, Bộ sẽ Cung cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3-4 đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Bộ, trông đó: 100% mức độ 4 đối với các thủ tục hành chính trong danh mục sử dụng dịch vụ bưu chính công ích và các thủ tục hành chính không trong danh mục sử dụng dịch vụ bưu chính công ích có đủ điều kiện pháp lý triển khai mức độ 4 tói người dân và doanh nghiệp.
Đảm bảo 100% các thủ tục hành chính vận hành theo cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, kết nối với cổng thông tin một cửa quốc gia theo kế hoạch của Chính phủ. Vận hành hệ thống một cửa, một cửa liên thông và liên thông thủ tục hành chính trong phạm vi của Bộ.
Đến hết quý I/2018, Bộ TN&MT đã hoàn thành và đưa vào triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) cho 82 thủ tục hành chính (TTHC), trong đó có 67 DVC mức độ 3, 15 DVC mức độ 4.Ngoài ra,Bộ TN&MT đã hoàn thành triển khai đối với 11 TTHC dưới hình thức DVCTT mức độ 4 và kết nối với Cổng thông tin Một cửa quốc gia.
Kế hoạch ứng dụng CNTT của Bộ còn hướng đến ban hành và triển khai và kiến trúc chính phủ điện tử ngành tài nguyên môi trường phiên bản 2.0; Kết nối thông tin chỉ đạo, điều hành thông suốt giữa Bộ với Chính phủ, các Bộ, ngành, các đơn vị thuộc Bộ và các Sở Tài nguyên và Môi trường…
* 7 nội dung ứng dụng CNTT
Kế hoạch này nhấn trọng tâm với 7 nội dung chính: Hoàn thiện các quy định về ửng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành, Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan, Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ ngưòi dân và doanh nghiệp, Ứng dụng công nghệ thông tin chuyên ngành, Phát triển nguồn nhân lực, Phát triển hạ tầng kỹ thuật; Đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin.
Có thể kể đến một số nhiệm vụ trọng tâm như: Xây dựng hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành thông suốt, kết nối giữa Bộ với Chính phủ, cá Bộ, ngành và các Sở Tài nguyên và Môi trường; Hoàn thành xây dựng, ban hành và triển khai kiến trúc chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường, phiên bản 2.0; Cung cấp các dịch vụ cấp độ 3 tiến tới cung cấp dịch vụ công cấp độ 4 đặc biệt đối với các dịch vụ công có nhiều nhu cầu; Hoàn thiện hệ thống một cửa, một cửa liên thông và dịch vụ công trực tuyến của Bộ và hệ thống hải quan điện tử thực hiện theo cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN; Xây dựng, hoàn thiện, triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, quốc gia đặc biệt là triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; Xây dựng, vận hành, cập nhật và cung cấp, chia sẻ các cơ sở dữ liệu của ngành đáp ứng nhu cầu của quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ và mọi đối tượng có nhu cầu; Từng bước nâng cao tỷ lệ đào tạo trực tuyến cho cán bộ, công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc ngành.
Để triển khai kế hoạch này, Bộ trưởng Bộ TN&MT chỉ đạo tăng cường phân bổ kinh phí hàng năm từ nhiều nguồn vốn khác nhau để triển khai các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, như từ ngân sách Nhà nước, các nguồn huy động tài trợ hợp pháp.
Đặc biệt để kế hoạch triển khai hiệu quả, đúng tiến độ, cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức trong công chức, viên chức trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin; Gắn chặt giữa triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và hiệu quả công tác cải cách hành chính. Một quan điểm được đặt ra trong kế hoạch nhằm sử dụng tối ưu nguồn vốn là ưu tiên thuê các dịch vụ công nghệ thông tin nếu hiệu quả hơn so với đầu tư xây dựng, vận hành.
Theo Kế hoạch này, Bộ TN&MT đưa ra danh mục 94 dự án liên quan đến việc tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, tác nghiệp của Bộ, trong đó có 42 dự án chuyển tiếp, 18 nhiệm vụ mở mới và 34 nhiệm vụ thường xuyên.
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn