Tham dự buổi làm việc có nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát.
Cùng dự về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường có Thứ trưởng Lê Minh Ngân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Lê Thanh Khuyến, Chánh Thanh tra Bộ Lê Vũ Tuấn Anh, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách TN&MT Nguyễn Đình Thọ; nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát…
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các vướng mắc, tồn tại trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời gian qua, qua đó, đề ra các mục tiêu, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân cho rằng, cần phải xác định quy hoạch sử dụng đất là “trái tim” của Luật Đất đai. Quy hoạch là công cụ để thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai có 3 vấn đề khi xác định: Một là vai trò quy hoạch, hai là hệ thống quy hoạch, ba là nội dung quy hoạch.
Bên cạnh đó, phải quy định quy hoạch sử dụng đất thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Kỳ quy hoạch sử dụng đất, thiết kế đi sau các định hướng chính trị, như Nghị quyết của Đại hội Đảng thì tính dự báo cao hơn…
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là động lực cho phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu. Do đó, các chính sách về nội dung này cần xác lập lại vị trí, chức năng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, trong đó, làm rõ hệ thống quy hoạch, mối quan hệ giữa quy hoạch đất đai với các quy hoạch khác.
Theo Bộ trưởng, hiện nay, phương pháp xây dựng quy hoạch vẫn chưa được nhận thức đúng về vai trò phân bổ hợp lý tài nguyên, hài hòa về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Do đó, phương pháp lập quy hoạch cần phải quy định rõ các bước thực hiện, các tiêu chí về cơ sở dữ liệu điều tra về đất đai, về không gian, sinh thái… đảm bảo tính chiến lược và bền vững của quy hoạch.
Bộ trưởng cho rằng, trong công tác xây dựng chính sách nói chung và các chính sách về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng, cần phải chỉ ra những vướng mắc, tồn tại, từ đó, đưa ra các mục tiêu, giải pháp để giải quyết và cụ thể hóa bằng các chính sách pháp luật để thi hành. Đặc biệt, phải lý giải được vì sao phải có chính sách; làm thế nào để chính sách đi vào thực tiễn; trách nhiệm của người thực hiện chính sách…? “Nếu không làm kỹ, bài bản, khoa học, không có tầm nhìn, quy hoạch sử dụng đất thì sẽ không tạo được diện mạo, không gian phát triển cho mỗi Ngành, mỗi địa phương cũng như cả nước.” – Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Nguồn tin: Cổng TTĐT Bộ TNMT
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn