Xây dựng quy chế trao đổi thông tin hai chiều

Nhằm bảo đảm cho Cổng thông tin hai chiều giữa người dân, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường hoạt động ổn định, thiết thực, trở thành kênh thông tin đáng tin cậy cho các đơn vị quản lý, Tổng cục Môi trường đang xây dựng Dự thảo quy chế trao đổi thông tin trên hệ thống Cổng. Quy chế này quy định việc tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị từ người dân, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp…
Xây dựng quy chế trao đổi thông tin hai chiều

Để lấy ý kiến góp ý cho quy chế đồng thời giới thiệu hệ thống Cổng thông tin đến các đơn vị trong TCMT, cũng như các Sở TN&MT, mới đây Trung tâm Thông tin và Dữ liệu môi trường - đơn vị được Tổng cục Môi trường giao nhiệm vụ xây dựng Cổng thông tin và quy chế trao đổi thông tin hai chiều đã tổ chức Hội thảo “Tăng cường năng lực cho các cơ quan truyền thông, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường”.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Xuân Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dữ liệu môi trường cho biết, Dự thảo quy chế quy định các tổ chức, cá nhân gửi ý kiến đến Cổng thông tin hai chiều phải cung cấp các thông tin cá nhân như họ và tên, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ liên hệ đồng thời nêu rõ thời gian xảy ra hoặc phát hiện ô nhiễm môi trường, địa điểm, vị trí; mô tả loại hình ô nhiễm, tính chất, mức độ ô nhiễm, phạm vi ô nhiễm; mô tả hành vi vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học; phản ánh, kiến nghị liên quan đến cơ chế, chính sách về môi trường; khuyến khích gửi hình ảnh, video.

Những kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân gửi đến Cổng thông tin điện tử sẽ được Tổng cục Môi trường phân loại và chuyển thông tin đến các cơ quan quản lý để giải quyết theo thẩm quyền. Cụ thể, qua Hệ thống thông tin chuyển đến các đơn vị trực thuộc Tổng cục Môi trường và các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thời gian tiếp nhận, phân loại và chuyển ý kiến trong vòng 8 giờ làm việc.

Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải cập nhật đầy đủ các góp ý, phản ánh được gửi bằng văn bản, điện thoại, fax, thư điện tử vào Hệ thống thông tin để xử lý. Đối với các góp ý, phản ánh không thuộc thẩm quyền quyết định, phạm vi quản lý, Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển lại góp ý, phản ánh cho Tổng cục Môi trường và nêu rõ lý do chuyển trả.

Đối với các vấn đề về ô nhiễm môi trường, ngay sau khi tiếp nhận thông tin qua Cổng, cán bộ trực hệ thống của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố phải báo cáo lãnh đạo phụ trách môi trường để chỉ đạo xác minh thông tin. Thời hạn xác minh không quá 24 giờ.

Sau khi có kết quả xác minh thông tin gửi đến Cổng là chính xác, các cơ quan chức năng phải hoàn thành việc xử lý thông tin trong vòng 48 giờ. Ngoài ra, các đơn vị căn cứ theo trách nhiệm, quyền hạn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để phản hồi thông tin tới người dân, doanh nghiệp. Thời gian phản hồi không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị. Trường hợp hết thời hạn này mà chưa xử lý xong, định kỳ cứ sau 7 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường cập nhật tình hình xử lý vào Hệ thống thông tin để người dân, doanh nghiệp cùng biết…

Góp ý cho Dự thảo này, ông Phạm Văn Đỗ, Cục Bảo vệ môi trường miền Nam cho rằng, việc xây dựng hệ thống thông tin 2 chiều là thiết thực, phù hợp thực tiễn. Tuy nhiên Dự thảo quy định thời gian xác minh, xử lý những phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp quá ngắn. Điều này sẽ khiến cho các cơ quan chức năng không xử lý kịp các thông tin. Vì vậy, điểm này trong dự thảo cần phải được chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế. Ngoài ra, để Cổng thông tin hoạt động hiệu quả, TCMT cũng như các Sở phải lưu ý đến việc nâng cao nhận thức cho cán bộ tiếp nhận, xử lý để phân biệt rõ nội dung phản với khiếu nại, tố cáo. Đồng quan điểm, ông Đặng Thiên Hưng, Trung tâm Quan trắc môi trường miền Nam nhấn mạnh, thời gian xác minh 24 giờ là quá ít, cần phải nới rộng thêm.

Ngoài ra, các đại biểu cho rằng, cần xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, giúp cộng đồng dân cư, doanh nghiệp phản ánh kịp thời những vấn đề nóng về môi trường đang được dư luận xã hội quan tâm; nắm bắt nhanh các chương trình, chính sách BVMT của Đảng và Nhà nước để áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Bà Phùng Thị Thảo, Chi cục Bảo vệ môi trường An Giang mong muốn có cơ chế khen thưởng cho người phản ánh thông tin hữu ích và người phản ánh không cần phải công khai thông tin như Dự thảo quy định.

Ông Nguyễn Xuân Thủy - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dữ liệu môi trường đã tiếp thu ý kiến đóng góp từ các đại biểu và nhấn mạnh, thời gian tới Trung tâm sẽ gấp rút hoàn thành Dự thảo và tập trung thực hiện nhiệm vụ xây dựng hệ thống, cơ chế trao đổi thông tin hai chiều, để hệ thống trở thành kênh giao tiếp hữu ích giữa cộng đồng, doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường.

Hiện nay Trung tâm Thông tin và Dữ liệu môi trường đang chạy thử nghiệm bản demo Cổng Thông tin hai chiều giữa người dân, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Để góp í, phản ánh các vấn đề về môi trường người dân có thể truy cập vào đường linkhttp://demo.eportal.today/home/index2. Điểm nổi bật của hệ thống là tích hợp hệ thống bản đồ với nhiều lớp thông tin, như khu công nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất. Người dân có thể nhập địa điểm phản ánh hoặc tìm kiếm địa điểm cần phản ánh thông tin.

 

Thảo Linh

Nguồn tin: baotainguyenmoitruong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập128
  • Hôm nay21,111
  • Tháng hiện tại139,777
  • Tổng lượt truy cập27,163,941
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây