Việt Nam sẽ đồng hành với thế giới ngừng sản xuất và sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần

Đó là quan điểm của Bộ trưởng Trần Hồng Hà tại buổi tiếp và làm việc với Tổng Giám đốc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc - ông Erik Solheim trong khuôn khổ GEF6 Đà Nẵng, chiều 26/6 về những vấn đề hai bên cùng quan tâm.
bo truong
Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Tổng Giám đốc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc - ông Erik Solheim tại buổi tiếp và làm việc chiều 26/6. Ảnh: Việt Hùng


Tham dự buổi tiếp về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường có Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cùng lãnh đạo các đơn vị: Vụ Hợp tác Quốc tế; Văn phòng Bộ; Vụ Pháp chế; Tổng cục Môi trường; Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Cục Biến đổi khí hậu; Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường… Về phía Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UN Environment) có Giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương - bà Dechen Tsering cùng trợ lý của Tổng Giám đốc điều hành UN Environment.

Bày tỏ sự vui mừng vì sự hiện diện của ông Erik Solheim tại GEF6, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cám ơn sự hợp tác và hỗ trợ của UN Environment nói chung và của cá nhân ông Erik Solheim nói riêng đối với Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian qua.

Theo Bộ trưởng, trong thời gian qua, UN Environment đã hỗ Việt Nam về kỹ thuật, chuyên gia tư vấn trong việc xây dựng luật lệ và chính sách môi trường, cung cấp học bổng về môi trường để đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trường của Việt Nam, hỗ trợ các dự án chương trình về môi trường…

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã cám ơn ông Erik Solheim đã nhận lời mời tham dự và tham gia thảo luận tại các sự kiện bên lề do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức như: “Quản lý rác thải nhựa đại dương”, sáng kiến “Thành lập Đối tác khu vực các Biển Đông Á không có rác thải nhựa”… “Nội dung cụ thể của các sáng kiến này sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường trình bày tại sự kiện. Chúng tôi rất mong muốn ngài Tổng Giám đốc điều hành UN Environment ủng hộ sáng kiến này của Việt Nam” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Đồng tình với đề xuất của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Tổng Giám đốc điều hành UN Environment - ông Erik Solheim cho biết, ông và các cộng sự sẽ đưa nội dung thảo luận với Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc vào các nội dung hoạt động của UN Environment tại GEF6 lần này.

Cũng tại buổi làm việc, ông Erik Solheim đã trao đổi về bản sửa đổi bổ sung Kigali về loại trừ dần các chất HFC (chất có tiềm năng nóng lên toàn cầu cao) được các nước thành viên thông qua vào tháng 10/2016. Bản sửa đổi này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019 tới với điều kiện ít nhất có 20 quốc gia thành viên Nghị định thư Montreal phê chuẩn. Ông Erik cho biết, hiện đã có 38 nước phê chuẩn vào Bản sửa đổi này, bổ sung Kigali này. Và như vậy, Bản sửa đổi bổ sung sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019 tới.

Bên cạnh đó, hai bên trao đổi về quan điểm của mỗi bên đối với vấn đề rác thải biển trong bối cảnh rác thải nhựa đại dương là vấn đề toàn cầu, Việt Nam rất có trách nhiệm để chung tay cùng thế giới giải quyết thách thức này. Trong bài trình bày tại Hội nghị G7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cam kết Việt Nam sẽ góp phần tích cực giải quyết vấn đề này.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng thông tin đến Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên hợp quốc về các nội dung như: Việt Nam đang dần chuyển sang mô hình mới về tăng trưởng và phát triển kinh tế dựa trên nền kinh tế tuần hoàn, dựa trên: Giảm tiêu thụ nhựa; Tái chế và tái sử dụng các sản phẩm nhựa. Cần hiểu rằng rác thải nhựa đại dương không chỉ là vấn đề quản lý chất thải rắn mà đó còn là vấn đề sản xuất và tiêu thụ.

Bộ trưởng cho biết: Việt Nam sẽ đồng hành với thế giới ngừng sản xuất và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, các sản phẩm từ nhựa không thể tái chế hoặc tái sử dụng. Chúng tôi sẽ từ chối những sản phẩm này, vì hiện nay các quốc gia khác đã áp dụng mức thuế đối với túi nhựa và điều này đã làm giảm 90% mức sử dụng và Việt Nam sẽ khẩn trương ban hành các quy định tài chính như vậy.

Để đạt được sự thay đổi này, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, đòi hỏi sự phối hợp và hợp tác hiệu quả giữa các bộ ngành liên quan. Cần có sự chỉ đạo mạnh mẽ từ các cấp lãnh đạo để khẩn trương thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân vào mô hình mới này, bao gồm cả việc cải tiến thiết kế các sản phẩm nhựa ít gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Đây cũng là cơ hội kinh doanh lớn cho Việt Nam, một nước xuất khẩu nhựa lớn trên thế giới.

“Chúng ta cần phải giảm thiểu sự gia tăng của rác thải nhựa bằng cách tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân, hiện còn đang rất hạn chế. Điều này đòi hỏi cần ban hành các chính sách để thiết lập một lĩnh vực điều tiết chung giữa khu vực công và tư nhân, đồng thời khuyến khích việc tham gia kinh doanh bình đẳng. Một lần nữa, tôi khẳng định đây chính là một cơ hội lớn cho Việt Nam” -Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Ngoài ra, tại buổi tiếp và làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Tổng Giám đốc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc - ông Erik Solheim đã bàn thảo nhiều vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập62
  • Hôm nay18,387
  • Tháng hiện tại161,996
  • Tổng lượt truy cập27,186,160
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây